Ngày nay, nhu cầu về các siêu phẩm chống lão hóa ngày càng tăng. Mục đích của những nghiên cứu về chống lão hóa không chỉ là cải thiện vẻ ngoài sức khỏe làn da, mà còn hướng đến cuộc sống hạnh phúc, sức khỏe tốt hơn. Việc tìm ra các hoạt chất an toàn, tự nhiên, mang đến hiệu quả cao và không có tác dụng phụ là mục tiêu của nhiều nhà khoa học. Trong quá trình đó, các nhà khoa học đã tìm ra phân tử sinh học đơn giản nhất, các axit amin và peptide tạo ra protein tham gia vào tất cả các quá trình sinh học có thể đáp ứng được các điều kiện trên.
Mục Lục
Tác dụng của Acid amin và peptide chống lão hóa
Lão hóa là điều tất yếu và tự nhiên trong cuộc sống, được định nghĩa là sự suy giảm dần của chức năng sinh lý của các bộ phận trên cơ thể. Da là cơ quan lớn nhất của con người, có chức năng bảo vệ cơ thể với môi trường bên ngoài nên tác động của quá trình lão hóa đối với bộ phận này thể hiện rõ ràng nhất.
Lão hóa da là quá trình sinh học phức tạp, chịu ảnh hưởng không chỉ từ các yếu tố bên trong (yếu tố nội sinh), di truyền (bao gồm chuyển hóa tế bào hoặc hormone), các yếu tố bên ngoài, môi trường (tiếp xúc với tia UV, ô nhiễm, ion hóa, hóa chất, chế độ ăn). Nói cách khác, lão hóa chính là kết quả của hàng loạt phản ứng phá hủy xảy ra trong các tế bào khác nhau.
Cấu trúc da chủ yếu được tạo ra từ các collagen và elastin. Collagen là thành phần quan trọng nhất của chất nền ngoại bào, quyết định cấu trúc sinh lý của da, với chức năng cơ bản là liên kết các tế bào với nhau. Collagen giúp giữ nước cho da khỏe mạnh. Lão hóa liên quan đến rối loạn chức năng nguyên bào sợi ở hạ bì – cơ quan chịu trách nhiệm sản xuất collagen – dẫn đến các điểm tiếp xúc của tế bào và collagen bị biến dạng. Việc này tạo ra các cytokine – một protein trong hệ miễn dịch, cytokine ảnh hưởng đến quá trình sản sinh Elastin, gây ra nếp nhăn.
Vẻ đẹp của da có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống và nhận thức về sức khỏe. Vì vậy, con người luôn cố gắng duy trì vẻ đẹp và sự trẻ trung của mình qua hàng thế kỷ. Việc sử dụng mỹ phẩm đầu tiên được cho là của người Ai Cập từ năm 4000 TCN. Ý tưởng làm chậm tác động của quá trình lão hóa được báo cáo vào năm 1939, cho thấy lượng calo nạp vào cơ thể giảm đi có thể giúp tăng tuổi thọ. Ngày nay, bổ sung Collagen được coi là phương pháp phổ biến nhất do nó chiếm 70% protein trên da. Việc thay đổi chế độ ăn uống cũng được xem là cách phòng ngừa tổng thể và làm chậm đáng kể quá trình lão hóa. Ngoài ra còn có các biện pháp chống lão hóa bằng kem bôi, thẩm mỹ và tái tạ da sinh học.
Ở những khía cạnh trên, Amino Acid và peptide ngắn đều đóng vai trò quan trọng. Chúng đóng vai trò như những “siêu thực phẩm” giúp chống lão hóa. Vào đầu thế kỷ 20, trong một chiến lược tiếp thị thực phẩm, The United Fruit Company đã khởi xướng một chiến dịch quảnh bá quan trọng cho các sản phẩm chuối nhập khẩu. họ đã xuất bản các ấn phẩm về giá trị thực phẩm của chuối, trong đó có nhắc đến chuối chứa nhiều axit amin và gọi chúng là “siêu thực phẩm”.
Thuật ngữ “siêu thực phẩm” đã phát triển từ rất lâu. Năm 1998, nhà khoa học Aaron Moss đăng tải bài viết trên tạp chí “Nature Nutrition” đã viết: “Con người có nhiều lựa chọn cho cơ thể, nhưng có một số lựa chọn bổ dưỡng đến mức chúng được dán nhãn siêu thực phẩm”. Từ đó, thuật ngữ này được sử dụng phổ biến và trở thành vấn dề quan trọng với việc cải thiện tình trạng lão hóa nói riêng và cải thiện thể chất của con người nói chung. Siêu thực phẩm được định nghĩa là các thành phần chất lượng cao, kích thích các tế bào hoạt động có lợi cho sức khỏe.
Acid Amin
Acid amin là thành phần quan trọng cấu tạo nên các protein khác nhau, đảm nhiệm nhiều vai trò và chức năng trong hoạt động sống của cơ thể. Acid Amin tác động vào quá trình tuần hoàn máu đến tế bào nên chúng có mặt trong hầu hết các phản ứng sinh học. Không những thế, Acid Amin còn có chức năng truyền tín hiệu tế bào.
Acid amin được sản xuất trong cơ thể và được tìm thấy trong nhiều nguồn thực phẩm. Sự cân bằng Acid amin trong cơ thể có thể tác động tốt đến tình trạng của da. Tuy nhiên, mức độ acid amin giảm dần trong các tế bào da, khiến tế bào không tái tạo một cách hiệu quả, làm suy giảm kết cấu da.
Có tất cả 20 loại acid amin trong tế bào da, đóng vai trò điều chỉnh quá trình lão hóa, kiến tạo và duy trì làn da mịn màng, khỏe mạnh. Một số acid amin có vai trò chuyên biệt như:
- Alanine là một acid amin có khả năng giữ ẩm tự nhiên, hoạt động như một phân tử liên kết nước.
- Arginine có vai rò phục hồi tổn thương trên da, tăng tốc độ lành thương. Tương tự như glutamine và glycine, chúng được chứng minh là ngăn ngừa mất mô, thúc đẩy các sợi keratin để xây dựng cấu trúc đàn hồi trong lớp sừng. Bên cạnh đó, Arginine còn là tiền chất của nito oxit – chất điều hòa quan trọng của tuần hoàn máu ở hạ bì.
- Glutamine ngăn ngừa sự phân hủy cơ, mô. Đây là tiền chất của glutathione giúp ức chế melanin và làm trắng da
- Histidine giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím, làm dịu da và kháng viêm cho da
- Isoleucine đóng vai trò quan trọng trong việc sửa chữa mô, thúc đẩy quá trình sản xuất tự nhiên của các peptide
- Lysine giúp da săn chắc bằng cách củng cố và thúc đẩy sản sinh collagen và cấp nước cho da, tăng cường độ ẩm trên bề mặt da
- Leucine giúp cải thiện nếp nhăn trên da
- Methionine bảo vệ da khỏi các chất độc hại
- Serine có mặt trong các màng tế bào da, giúp sửa chữa lớp hydrolipid bảo vệ da
- Tyrosine giúp các thành phần thẩm thấu vào da hoạt động hiệu quả hơn.
Tóm lại, mỗi acid amin đều có tác dụng quan trọng trong quá trình chống lão hóa cho da. Khi kết hợp với nhau, chúng sẽ mang lại giá trị dinh dưỡng lớn trong điều trị lão hóa và các bệnh liên quan đến lão hóa.
Peptide ngắn (Oligopeptide)
Peptide là các chuỗi dài axit amin được sản sinh với tác dụng sinh tổng hợp các loại protein – thành phần cơ bản để tạo ra liên kết collagen và cấu trúc da. Oligopeptide chuỗi axit amin chứa lượng nhỏ axit amin trên mỗi phân tử. Số dư lượng axit amin có trong phân tử peptide này giao động từ 2 cho đến 20 axit amin.
Tính chất của các peptide phụ thuộc vào trình tự của axit amin. Tên Peptide bắt nguồn từ từ pepton (trong tiếng Hy lạp có nghĩa là “tiêu hóa”), được phát hiện vào thế kỷ 19 và trở nên ưa chuộng trong trị liệu vào nửa sau của thế kỷ 19. Peptide được sử dụng nhiều trong sản phẩm thuốc nhờ có sẵn trong tự nhiên, có tính chọn lọc, dễ sản xuất và chức năng đa dạng. Trong da liễu, peptide được sử dụng để điều chỉnh sửa chữa mô bằng cách tăng sinh tế bào, làm trắng, dưỡng ẩm, làm dịu, kháng khuẩn và tạo ra các cấu trúc nano phân cấp. Đặc biệt, peptide có khả năng tương thích sinh học cao nên dược tính của chúng được phát huy vượt trôi. Do đó, peptide ngắn có khả năng ổn định cao hơn với các biến thể dài của chúng, không gây ra phản ứng miễn dịch đào thải của cơ thể.
Cơ chế hoạt động của peptide bắt chước cơ chế hoạt động và tạo ra các hiệu ứng tương tự như chất tự nhiên. Chẳng hạn như có thể điều phối sản sinh collagen, tăng vận động cơ da giúp giúp da săn chắc và đàn hồi hơn. Peptide ngắn ngăn chặn các tín hiệu dẫn truyền thần kinh, hạn chế sự thoái hóa của protein ở chất nền ngoại bào, đồng thời điều chỉnh nguyên bào sợi chống lão hóa.
Qua đường bôi thoa, Peptide ngắn có tác dụng như Botox nhưng an toàn hơn nhờ khả năng đẩy nhanh quá trình phân phối chất dinh dưỡng và nước cho da nên giúp da cải thiện và được dưỡng ẩm ngay lập tức. Cũng chính vì thế, peptide ngắn có hiệu quả trong việc giảm nếp nhăn. Với trong lượng phân tử nhỏ hơn 500 Da, Peptide ngắn có khả năng thẩm thấu sâu vào các lớp da, thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen.
Peptide còn là chất dinh dưỡng được máu cung cấp đến các nguyên bào sợi ở lớp hạ bì, giúp phục hồi hạ bì bị lão hóa. Chúng còn điều chỉnh tác hại của các gốc tự do mà không gây ra tác dụng phụ trên da. Chính vì vậy, peptide ngắn (Oligopeptide) là hoạt chất quan trọng trong ngành mỹ phẩm và dược mỹ phẩm chăm sóc da.
Qua đường uống, ngoài tác dụng về da, peptide ngắn còn có tác dụng ức chế men chuyển hóa, hạ huyết áp, bảo vệ tim mạch nhờ giảm cholesterol trong máu, chống viêm và điều hòa miễn dịch. Việc bổ sung các peptide ngắn qua đường uống được xem là dễ hấp thu hơn các axit amin tự do và hạn chế kích ứng thấp hơn.
Peptide được chia làm 3 loại: Peptide nhận tín hiệu, peptide vận chuyển, peptide ức chế dẫn truyền thần kinh
Peptide tín hiệu (signal peptide)
Peptide tín hiệu có tác dụng kích thích hoặc ức chế hoạt động tế bào, từ đó kích thích sản sinh collagen, elastin và các protein để làm chậm quá trình lão hóa da. Thông thường signal peptide thường có các dạng là Palmitoyl tripeptide-5, palmitoyl pentapeptide-4, Sederma;
Peptide vận chuyển (Carrier Peptide)
Peptide đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp đồng và magan để hình thành mạch máu, chữa lành vết thương và tham gia vào các quá trình tạo thành enzyme khác nhau. L- lysine là peptide nổi bật trong nhóm này, giúp cải thiện độ săn chắc, ức chế quá trình tăng sắc tố trên da.
Peptide ức chế dẫn truyền thần kinh (inhibitor peptide)
Peptide này được sử dụng như botox giúp giảm cơ giãn cơ mặt và làm da căng mọng. Thông thường, inhibitor peptide được chiết xuất dưới dạng Argireline (acetyl hexapeptide-8 hoặc acetyl hexapeptide-3, Lipotec)
Tảo spirulina – Thực phẩm chứa nhiều axit amin và peptide ngắn nhất
Theo Tổ chức Lương Nông Thế giới (FAO), tảo xoắn spirulina là một thực vật rất bổ dưỡng, giàu hàm lượng protein; gấp 20 lần so với đậu nành, gấp 40 lần so với ngô và hơn 200 lần so với thịt bò. Trong 20 axit amin cần thiết, tảo Spirulina chứa đến 17 axit amin dạng peptide, trong đó có 8 axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp, và 6 khoáng chất quan trọng calci, sắt, magie, phospho, kali, natri. Chính vì thế, tảo Spirulina được WHO công nhận là siêu thực phẩm bảo vệ sức khỏe tốt nhất thế kỷ 21.
Kết luận
Hiện nay, mục tiêu của các nghiên cứu chống lão hóa là ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tuổi tác, cải thiện sức khỏe và tăng chất lượng cuộc sống. Axit amin và peptide được xem là cách mạng lớn trong lĩnh vực chăm sóc da lão hóa.
Discussion about this post