Có phải mụn thường xuyên xuất hiện ở một số vị trí trên cơ thể đang phản ánh tình trạng của cơ thể? Bài viết sẽ đưa ra “bản đồ” mụn dựa trên các chứng minh khoa học để giúp bạn có cái nhìn khách quan nhất về tình trạng mụn với sức khỏe.
Mục Lục
Mụn ở chân tóc
Mụn xung quanh chân tóc hoặc trên trán thường do da đầu tiết bã nhờn hoặc sử dụng dầu gội, dầu xả có nhiều dưỡng nguồn gốc từ dầu khoáng. Nếu bạn thường xuyên bị nổi mụn chân tóc, hãy ngưng sử dụng các chất dưỡng tóc hoặc các sản phẩm dầu gội không có thành phần kích ứng.

- Không gây dị ứng, không chứa bơ ca cao, phẩm màu
- Dầu gội có thành phần làm sạch lỗ chân lông
- Dùng tay hoặc khăn che tóc khi sử dụng các sản phẩm xịt khoáng
Mụn ở trên má
Mụn trên má có thể là dấu hiệu của việc sử dụng điện thoại di dộng không đúng cách. Mụn trên má có thể là dấu vết của vi khuẩn E.coli và các vi khuẩn khác trên điện thoại. Khi sử dụng sát bề mặt da, vi khuẩn từ điện thoại sẽ lây lan sang, từ đó gây mụn trên da. Mụn trên má cũng có thể do vỏ gối, vỏ chăn hoặc thói quen chạm tay lên mặt.

Để giảm thiểu tình trạng này, bạn nên thường xuyên lau điện thoại bằng khăn khử trùng. Sử dụng tai nghe Bluetooth nếu thường xuyên phải nghe điện thoại, Thay vỏ gối hàng tuần và rửa sạch tay trước khi chạm lên mặt.
Mụn ở hai bên hàm
Mụn ở cằm là nơi thể hiện sự giao động của hormone, kết quả của việc dư thừa các nội tiết tố androgen, kích thích các tuyến dầu và làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Hormone này có thể tăng trong chu kỳ kinh nguyệt (một tuần trước kỳ kinh) hoặc do thuốc ngừa thai, tình trạng tiền mãn kinh của phụ nữ.

Sự mất cân bằng hormone cũng liên quan đến chế độ ăn uống. Các nghiên cứu cho thấy sức khỏe đường ruột ảnh hưởng đến mụn trứng cá vì nó làm thay đổi mức độ hormone. Đặc biệt là các thực phẩm giàu carb hoặc sữa sẽ khiến cơ thể có thêm hormone. Hãy xem lại chế độ ăn uống của bạn và xem liệu cắt giảm đường, bánh mì trắng, thực phẩm chế biến sẵn và sữa có giúp giảm mụn trứng cá hay không.
Mụn ở vùng chữ T
Vùng chữ T trên mặt (bao gồm chán và mũi) là vùng bị mụn phổ biến. Thông thường, các bác sĩ thường tạo và tùy chỉnh một chiến lược để điều trị bằng cách bôi ngoài da và kháng sinh. Tuy nhiên nếu bạn thường xuyên bị mụn vùng này, có thể bạn gặp phải các vấn đề gây căng thẳng và rối loạn bã nhờn trên da. Một nghiên cứu quy mô lớn trên 160 nam sinh trung học ở Singapore cho thấy căng thẳng cao không ảnh hưởng đến việc sản xuất dầu, nhưng nó làm cho tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Một nghiên cứu khác, được công bố trên cùng một tạp chí phi da liễu Acta Dermato cho thấy những người thức dậy mệt mỏi cũng có nhiều khả năng bị mụnở vùng chữ T hơn những người ngủ đủ giấc.

Vì vậy, căng thẳng và ngủ ít sẽ gây ra một vòng luẩn quẩn với mụn trứng cá ở vùng chữ T. Nếu bạn thường xuyên bị mụn vùng này, hãy thử các phương pháp thiền trước khi đi ngủ để có giấc ngủ sâu hơn. Một số phương pháp như nghe nhạc hoặc tập thể dục hàng ngày cũng là những cách tự nhiên để giảm căng thẳng, từ đó giúp hạn chế lên mụn.

Tiến sĩ Morgan Rabach là một bác sĩ da liễu tại Khoa Da liễu tại Bệnh viện Mount Sinai (Hoa Kỳ). Cô tốt nghiệp Đại học Brown và lấy bằng y khoa tại Trường Y Đại học New York.
Discussion about this post