Mục Lục
I. Các loại mùi đặc biệt của cơ thể
1. Hơi thở
Người ta vẫn nói, con người là sinh vật kém nhạy cảm về mùi của bản thân. Bạn có thể nhạy cảm với mùi hương của người khác, nhưng lại khó nhận ra vấn đề của chính mình. Đặc biệt là mùi từ hơi thở. Không phải ai cũng dễ dàng nói với bạn vấn đề tế nhị đó, nên việc tự kiểm soát nó rất quan trọng.
Có một số nguyên nhân gây ra mùi hôi của hơi thở, bao gồm: mùi hôi sinh lý sinh ra bởi môi trường nước bọt vi khuẩn, không khí bẩn; bệnh lý liên quan đến nha chu hoặc tiêu hóa như dạ dày, khó tiêu, táo bón… Một nguyên nhân trực tiếp nhất đó là từ thực phẩm có mùi như tỏi (allicin), café & trà (caffeine), thuốc lá (nicotin) và các loại gia vị hương liệu cay nóng hoặc có mùi đặc trưng khác…
2. Mồ hôi
Mồ hôi được tiết ra từ các “tuyến mồ hôi” trên da. Có 2 loại tuyến mồ hôi, tiết ra từ các bộ phận cơ thể khác nhau nên tính chất mồ hôi tiết ra là hoàn toàn khác nhau.
a. Tuyến Eccrine nằm dưới da trên toàn bộ cơ thể, có khoảng 100 tuyến trên mỗi centimet vuông da. Đặc điểm của mồ hôi từ các tuyến eccrine là:
- 99% là độ ẩm
- Lấm tấm, mịn, dễ bay hơi
- Hầu như không có mùi
- 1% còn lại là hỗn hợp của muối, urê, amoniac (!)
Các thành phần của mồ hôi tuyến eccrine bị ảnh hưởng lớn bởi khu thần kinh tự trị. Khi bạn thấy căng thẳng, stress, lượng axit lactic và amoniac trong máu sẽ tăng lên. Nếu hai chất này bị tăng nhanh và mạnh trong thời gian ngắn, gan sẽ không kịp thải độc. Amoniac khi chưa được khử độc tố trong gan sẽ thông qua máu và thải ra qua mồ hôi, khiến mồ hôi có mùi!
b. Tuyến Apocrine chỉ có ở 1 số bộ phận cơ thể:
- Dưới cánh tay (nách)
- Cơ quan sinh dục
- Trong tai
Mồ hôi tuyến apocrine là nguyên nhân chính gây ra mùi, chẳng hạn như “mùi hôi nách”. Tuyến apocrine không phụ thuộc vào cơ chế điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, mà là một chức năng “phát mùi”, gần như một dạng tín hiệu giao tiếp bằng mùi của động vật. Đặc điểm của mồ hôi tuyến apocrine:
- Là hỗn hợp của các thành phần khác nhau, chứa nhiều: protein, lipid và sắt, là nguyên căn gây ra mùi khó chịu
- Dính nhớp
- Có mùi mạnh
- Có tính di truyền
c. Tại sao mồ hôi trở thành “Mùi hôi”?
Mồ hôi tuyến eccrine khi sự căng thẳng chứa nhiều: muối – urê – ammoniac. Mồ hôi tuyến apocrine chứa nhiều: protein – lipid – sắt. Các thành phần này khi toát ra bề mặt da và gặp các loại vi khuẩn ký sinh trên da sẽ bị phân hủy, phát ra “mùi hôi”.
3. Mùi sinh lý
Phụ nữ thường có những lo lắng về mùi từ bộ phận nhạy cảm của mình. Ngoài nguyên nhân từ tuyến mồ hôi Apocrine như đã nói ở trên, còn có thể kể đến vi khuẩn, chu kỳ kinh nguyệt, và những thay đổi về hormone, lão hóa. Ngoài ra, các nhà khoa học Nhật Bản nghiên cứu và phát hiện ra rằng, mùi sinh lý có liên hệ mật thiết với các loại protein động vật được hấp thụ qua đường ăn uống. Người có thói quen ăn các thực phẩm như thịt đỏ, trứng, sữa, pho-mai… sẽ có mùi sinh lý nặng hơn những người có khẩu phần ăn nhiều rau xanh.
II. Các nguyên nhân gây ra mùi hôi
1. Vệ sinh thân thể
Như đã nói, mồ hồi và bã nhờn khi thoát ra và gặp các loại vi khuẩn tồn tại trên da sẽ phân hủy, phát ra mùi hôi. Thời gian cần cho các vi khuẩn trên da tạo mùi là khoảng 1-2 giờ. Vì thế, nếu không thường xuyên tắm rửa, loại bỏ tạp chất này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở và bốc mùi khó chịu.
Ngoài ra, chất liệu quần áo cũng là một nguyên nhân gây ra mùi hôi nếu bạn chọn những chất liệu như da (hoặc giả da), vải nylon tổng hợp, vải polyester…
2. Thực phẩm và chế độ dinh dưỡng
Mùi hương của cơ thể và mồ hôi phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống. Các thành phân mỡ thừa và protein chuyển hóa thành vi khuẩn trên da, và là nguyên nhân gây ra mùi.
Ví dụ, những người có chế độ ăn nhiều thịt ít rau có mùi mồ hôi cơ thể và mùi sinh lý rất mạnh do chất béo thừa được bài tiết qua tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn. Những loại thực phẩm sau làm tăng mùi cơ thể nếu bạn ăn quá nhiều:
- Thực phẩm nhiều dầu, mỡ
- Thực phẩm chiên, rán
- Thức ăn mặn & thực phẩm ngọt: Muối khiến cho mồ hôi dính nhớp, khó bay hơi hơn. Đường kích hoạt hoạt động của tuyến mồ hôi apocrine.
- Các loại gia vị đậm mùi
3. Sức khỏe thể chất
Tuyến mồ hôi không chỉ có chức năng giải phóng mồ hôi, mà có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các khoáng chất cần thiết cho da và cơ thể thông qua lưu thông máu. Khi cơ thể bị nhiễm lạnh, một số cơ quan chức năng, tuần hoàn bị suy yếu và lão hóa sẽ ảnh hưởng hoạt động của tuyến này. Khi đó, cơ thể hoàn toàn không thể hấp thụ đủ lượng khoáng chất, khiến mùi mồ hôi trở nên đậm và nặng hơn.
4. Tuổi tác
Cả đàn ông lẫn phụ nữ, tuổi tác càng cao thì mùi cơ thể càng rõ và mạnh. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản phát hiện ra rằng nồng độ mùi của con người về 2-nonenal (một aldehyde không no) tăng theo độ tuổi. Thực tế mùi do tuổi tác sinh ra từ các tuyến bã nhờn nằm cạnh các tuyến mồ hôi. Tuyến bã nhờn này hoạt động và chịu ảnh hường từ các loại thực phẩm hàng ngày, và quá trình suy yếu của chức năng chống oxy hóa của cơ thể. Đặc biệt ở phụ nữ khi tuổi tác tăng, từ sau 35 tuổi, hormone nữ suy giảm dẫn đến hoạt động của tuyến bã nhờn sẽ tăng lên. Những bộ phận trên cơ thể “phát tín hiệu” mùi lão hóa rõ rệt: nách, cơ quan sinh dục, da đầu, mặt, ngực và lưng… do có một số lượng lớn các tuyến bã nhờn được đặt ở đây.
5. Thuốc
Với một số thành phần của các loại thuốc như chống rối loạn thần kinh, thuốc trầm cảm hoặc một số loại thuốc hạ sốt cũng khiến cơ thể tăng tiết mồ hôi và gây mùi cho cơ thể.
6. Hormone
Thay đổi Hormone ví dụ khi thanh thiếu niên bước qua tuổi dậy thì các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn, có thể gây ra mùi rõ rệt. Hoặc nữ giới sau khi sinh. thay đổi hormone khiến hệ bài tiết hoạt động tích cực hơn, nhiều mồ hôi hơn và cơ thể cũng nặng mùi hơn.
7. Đời sống tinh thần
Căng thẳng, stress làm ảnh hưởng đến cơ chế bài tiết nước bọt và tiêu hóa dạ dày, từ đó làm tăng tính nặng mùi của mồ hôi và hơi thở.
III. Bí quyết xử lý mùi cơ thể
Quy tắc 1: Siêng năng lau mồ hôi. Hãy lau mồ hôi bằng khăn giấy ẩm hoặc khăn ướt vắt kỹ trong vòng 1-2 giờ. Lau bằng khăn/giấy khô làm mất độ ẩm của da. Không những thế, bột trên khăn giấy có thể gây ra một số dị ứng trên da và gây tắc nghẽn tuyến mồ hôi.
Quy tắc 2: Làm đổ mồ hôi bằng các vận động nhẹ nhàng hoặc xông hơi khô. Hãy làm toát mồ hôi hàng ngày và đúng cách. Nếu cơ thể chúng ta không đổ mồ hôi thì các thành phần trong máu đậm đặc hơn, và mồ hôi toát ra sẽ có mùi đậm hơn thông thường. Hãy chăm chỉ tạo nên thói quen “toát mồ hôi” hàng ngày. Ví dụ, đi bộ, kết hợp tập luyện khi làm việc nhà và tập 1 bài thể dục nhẹ. Ngâm bồn nước nóng hoặc ngâm chân hàng ngày.
Quy tắc 3: Uống nước thường xuyên. Độ ẩm con người cần trong một ngày là 1,5-2 lít. Vì cơ thể không thể hấp thụ 1 lượng nước lớn trong 1 thời gian ngắn, nên bạn cần bổ sung nước thường xuyên, đều đặn. Nước cần cho cơ thể như một biện pháp thải độc rất tốt!
Quy tắc 4: Không ở quá lâu trong điều hòa. Khi cơ thể ở trong điều hòa quá lâu, cảm biến của tuyến mồ hôi sẽ bị dừng lại, nước và độc tố sẽ chỉ được lưu thông vòng tròn trong cơ thể. Cho nên khi phải làm việc lâu trong văn phòng bạn nên giữ ấm: cổ, cổ tay, bàn chân và bụng.
Quy tắc 5: Thay đổi thói quen ăn uống. Mùi của mùi cơ thể và mồ hôi phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống. Hạn chế rượu bia và các chất kích thích, tăng hàm lượng rau củ quả trong khẩu phần ăn hàng ngày. Đặc biệt, việc bổ sung vitamin A và vitamin E sẽ cứu giúp hiệu quả mùi mồ hôi của bạn. Hai chất này có tác dụng chống oxy hóa mạnh, phân hủy các acid béo là nguồn gốc gây ra mùi bị phân hủy trong cơ thể, từ đó giúp giảm bớt và hãy khử mùi từ bên trong cơ thể.
Quy tắc 6: Hạn chế căng thẳng, cân bằng cuộc sống. Stress, thiếu ngủ, sinh hoạt không điều độ… là những nguyên nhân chính khiến cho tuyến mồ hôi và bã nhờn hoạt động mạnh, gây ra mùi đặc biệt ở vùng nách. Hãy xây dựng một cơ chế nghỉ ngơi và luyện tập phù hợp, rèn luyện thói quen dậy sớm ngủ sớm. Một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần lạc quan, vui vẻ sẽ giúp cơ thể bạn bớt đi những loại mùi không như ý.
Quy tắc 7: Không lạm dụng các sản phẩm khử mùi, diệt khuẩn trên da. Da của chúng ta được bảo vệ bởi một số loại vi khuẩn có lợi (Staphylococcus epidermidis) khỏi các loại virus có hại. Nếu diệt hết các lợi khuẩn, hàm lượng pH bị mất, da tăng hàm lượng kiềm dẫn đến lần lượt các vi khuẩn xấu (Staphylococcus aureus, nấm và các loại tương tự) phát triển nhanh chóng. Vì thế: Không chà rửa cơ thể quá mạnh khi tắm; Không lạm dụng sử dụng các sản phẩm khử mùi.
Quy tắc 8: Quy tắc vàng tạo hương thơm tự thân
Khác với ngưởi phương Tây sử dụng nước hoa (perfume) để “xóa lấp” mùi cơ thể, từ lâu Phụ nữ Nhật Bản đã có những bí quyết sử dụng một số loại thực phẩm để giúp cho cơ thể thơm tự nhiên, ức chế mùi hôi…từ bên trong. Nhật Bản chính là quê hương của loại “nước hoa uống được” diệu kỳ giúp cho phụ nữ tự tin và nữ tính hơn với mùi hương tự nhiên của cơ thể. Một trong những sản phẩm được ưa chuộng là loại nước/tinh chất từ hoa hồng, được chế biến để uống vào cơ thể, giúp cho:
- Hạn chế, phòng tránh mùi hôi của hơi thở, mùi cơ thể, mùi sinh lý
- Kích hoạt lưu thông tuần hoàn máu
- Đem lại thư giãn tinh thần
BELLA FORA – THÀNH PHẦN TINH KHIẾT TẠO NÊN HƯƠNG THƠM TỰ THÂN QUYẾN RŨ
Bella Fora là viên uống tạo hương tự thân với 3 thành phần chính: tinh chất hoa hồng Damask, tinh chất hoa anh thảo và tinh chất vitamin E từ dầu hạnh nhân, mang đến công dụng 3 trong 1: hương thơm tự thân – cải thiện nội tiết tố – làm đẹp da.
- Tinh chất hoa hồng Damask: Đây là loại tinh chất hoa hồng cao cấp nhất thế giới, có chất lượng mùi hương tuyệt hảo và khả năng lưu hương lâu nhất.
- Tinh chất hoa anh thảo: Giàu Axit Gamma Linolenic (GLA), giúp cải thiện và ngăn ngừa viêm khô phụ khoa, cân bằng nội tiết tố nữ, kéo dài tuổi thanh xuân của phụ nữ.
- Vitamin E tự nhiên: khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, trẻ hóa da và cơ thể.
- Những tinh dưỡng chất của Bella Fora được bảo vệ hoàn hảo trong vỏ nang Licaps® cao cấp trong suốt từ thực vật, tan nhanh trong cơ thể sau 20-30 phút, tinh chất hấp thụ nhanh qua tế bào cơ thể, tham gia vào quá trình chuyển hóa và bài tiết.
Một số lưu ý:
- Tùy thuộc cơ địa của mỗi người nên thời gian phát huy tác dụng của các thành phần có thể nhanh chậm khác nhau. Thông thường 1 liệu trình trong vòng 3 tháng.
- Sản phẩm không chứa chất bao quản, với các thành phần hoàn toàn tinh khiết, nên có thể sử dụng lâu dài.
- Không chỉ định cho: trẻ em, phụ nữ đang có thai hoặc đang cho con bú dưới 6 tháng tuổi.
- Cần kết hợp với các phương pháp khác để đem lại hiệu quả cải thiện mùi cơ thể lâu dài.
- Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát (dưới 30 độ C), dùng sản phẩm ngay sau khi mở hộp.
Tài liệu được biên dịch và tổng hợp từ nhiều nghiên cứu của Nhật Bản (Bản quyền thuộc về Nhà SX AMS-AFC & BELLA FORA), dành tặng cho những ai quan tâm đến việc chăm sóc cơ thể toàn diện và thông thái.
Chuyên gia tham vấn y khoa
Bác sĩ S.Takase
Bệnh viện Meguro
Tốt nghiệp Trường Đại học Y dược tổng hợp Jikei, chuyên khoa da liễu. Kinh nghiệm 10 năm trong điều trị da liễu thẩm mỹ.
Bác sĩ T.Keida
Phòng khám Ginza Skin
Bác sĩ da liễu. Kinh nghiệm về kỹ thuật y học thẩm mỹ mới nhất để cải thiện các vấn đề về da. Đã xuất hiện trên truyền hình NipponTV, các tạp chí phụ nữ và tạp chí làm đẹp nổi tiếng Nhật Bản.
© Bản quyền nội dung thuộc về website bsdalieu.vn
Mọi thông tin sao chép từ website này đều phải ghi rõ nguồn https://bsdalieu.vn/
Discussion about this post