Có nhiều nguyên nhân hình thành mụn như mụn do nội tiết tố thay đổi hoặc do bã nhờn, dầu thừa tích tụ trong lỗ chân lông khiến vi khuẩn phát triển gây mụn. Mụn được chia làm 3 nhóm: nhóm không viêm (mụn cám, mụn đầu đen, đầu trắng, mụn bã), nhóm viêm sinh lý (mụn tuổi dậy thì, mụn sẩn, viêm nang lông…) và nhóm viêm bệnh lý (mụn trứng cá bội nhiễm như mụn mủ, mụn nước; chảy nước vàng…). Nắm được rõ mụn thuộc nhóm nào chúng ta sẽ biết được cách điều trị mụn hiệu quả.
Mục Lục
I/ Cách điều trị mụn theo từng nhóm
1/ Nhóm mụn không viêm (mụn cám, mụn đầu đen, đầu trắng, mụn bã)
Cách thức điều trị: Peel da (cần có sự theo dõi của chuyên gia, bác sĩ), tái tạo hàng rào bảo vệ da, cân bằng dầu – nước, kiểm soát bài tiết và cân bằng nội tiết da.
*Thành phần hoạt chất:
- Peel Vi tảo (vật lý) hoặc Hóa học: BHA 10-30%; Phi kim; Laser Fractional. Phương pháp này cần được thực hiện với bác sĩ, chuyên gia da liễu \
- Tái tạo hàng rào bảo vệ da: Spiralin, …
- Bổ sung thành phần giữ ẩm thân nước như HA, B5, Pentavitin; vitamin E.
- Bổ sung thành phần cân bằng kiểm soát nhờn: BHA 2%; Tretinoin 0,025%; Trà xanh; Đá phiến, Lưu huỳnh, Oxid Kẽm; Niacinamide; Kaolin, Cỏ đuôi ngựa; Charcoal (than hoạt tính); Bột Tre…
- Cân bằng nội tiết: Có thể uống Isotretinoin 10-20mg/ 3-6 tháng kết hợp các viên uống thảo dược khác có tác dụng bổ sung Đồng; Kẽm; Khoáng chất; Vitamin A; Men vi sinh… để hỗ trợ kiểm soát nhờn.
2/ Nhóm viêm sinh lý (mụn tuổi dậy thì, mụn sẩn, viêm nang lông…)
Cách thức điều trị: Peel da hoặc vệ sinh sạch cồi mụn với các Thành phần kháng khuẩn mạnh mẽ hơn. Sử dụng kết hợp Thuốc của bác sĩ nếu cần thiết.
*Thành phần Hoạt chất:
- Peel da: BHA 5-10%, Glycolic acid + azelacic, pyruvic, lactobionic
- Kháng khuẩn (từ nhẹ tới nặng): Benzoyl Peroxide; Povidine; Adapalene (nhóm Retinoids thế hệ thứ 3); Erythromycin; Dapsone; Clindamycin, Minocycline; tetracycline (minocycline hoặc doxycycline); sử dụng theo hình thức thoa ngoài da hay uống theo kê toa của bác sĩ
- Kiểm soát nhờn: sử dụng nhóm Retinoids đường thoa (kết hợp Azelacic acid) và đường uống Isotretinoin 10-20mg theo chỉ định của bác sĩ
- Thành phần cấp ẩm; làm dịu và Kiểm soát nhờn: tương tự với nhóm 1
Ngoài ra; có thể bổ sung Vitamin C, Niacinamide, Arbutin; Coenzym 10, Azelacic acid, sau điều trị để giảm thâm da.
3/ Nhóm viêm bệnh lý (mụn trứng cá bội nhiễm như mụn mủ, mụn nước; chảy nước vàng…)
Đây là nhóm mụn viêm nặng nên cần thăm khám bác sĩ để có phương án điều trị bằng thuốc
Ví dụ (Không áp dụng cho tất cả trường hợp mà tùy từng trường hợp sẽ được kê toa liều dùng cụ thể)
Trường hợp 1: Mụn bội nhiễm chảy nước vàng do sử dụng Kem trộn/ Thuốc Rượu
- Pectomucil 20mg ngày 1 viên tối trong 4-5 tháng
- Augmentin 625mg 14 viên ngày uống 2 viên chia 2 lần sáng tối.
- Doxycyclin 100mg x 20 viên ngày uống 1 viên tối sau ăn sau đợt uống Augmentin
Trường hợp 2: Mụn do Demodex:
Metronidazole 250 x 2 viên sáng 1,tối 1 trong 14 ngày
Kết hợp sát khuẩn Povidine và Bôi ngoài.
Trường hợp 3: Mụn sẩn kích ứng:
Bôi Eumoavte 3-5 hôm, uống Cetirizine
Trường hợp 4: Mụn ngứa viêm da tiếp xúc
Thoa Fucidin / Fucidin H
II/ Hỗ trợ điều trị mụn bằng thực phẩm
Bên cạnh việc điều trị theo lộ trình của bác sĩ chúng ta cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống, thực đơn hàng ngày để bổ sung vitamin, khoáng chất giúp việc điều trị mụn đạt hiệu quả cao hơn. Những thực phẩm có lợi trong việc hỗ trợ điều trị mụn bao gồm:
- Thực phẩm chứa kẽm như hạt bí, thịt bò, hải sản… Những thực phẩm này có khả năng ngăn ngừa và điều trị mụn hiệu quả. Kẽm là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong cấu tạo da, tăng cường đề kháng và điều hòa nội tiết.
- Thực phẩm chứa chất chống oxy hóa và axit béo omega-3 như cá hồi, hàu, đậu nành, hạt Chia… Chất chống oxy hóa giúp trung hòa các độc tố gây hại trong cơ thể. Cùng với omega-3, các hợp chất này có tác dụng giảm viêm và cải thiện sức khỏe tinh thần.
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể như nước lọc, nước ép trái cây hoặc nước ép rau, củ, quả giúp cơ thể thải độc tố để làn da ẩm mượt, khỏe mạnh.
Cải thiện da mụn hoặc ngăn ngừa mụn để có làn da khỏe mạnh không đơn giản. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã biết cách chăm sóc da mặt bị mụn cùng với sản phẩm phù hợp.
Tham vấn y khoa: Chuyên gia da liễu Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Các bài viết trên website bacsidalieu chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Discussion about this post