Mao mạch máu là những mạch máu rất nhỏ, nối giữa tĩnh mạch và động mạch. Khi mao mạch bị giãn trên da sẽ xuất hiện những mạch máu nhỏ có hình dạng như mạng nhện, và thường có màu xanh dương, tím hoặc đỏ. Tình trạng giãn mao mạch có thể xuất hiện ở mặt và ở chân. Giãn mao mạch ở mặt không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của làn da nhưng nó lại ảnh hưởng trầm trọng tới tính thẩm mỹ khiến người mắc tình trạng da này vô cùng tự ti về ngoại hình kém thẩm mỹ. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu phương pháp điều trị giãn mao mạch nhỏ bằng Công nghệ Điện đông Electrocoagulation.
Mục Lục
Giãn mao mạch là gì?
Mao mạch (mạch máu nhỏ, tĩnh mạch mạng nhện- telangiectasia hay spider veins) bị giãn là tình trạng những mao mạch nhỏ nổi rõ trên da hoặc niêm mạc tạo thành những tia máu nhỏ ngoằn ngoèo hoặc tập trung thành từng đám như mạng nhện. Về màu sắc, đôi khi là màu đỏ, nhưng cũng có thể là màu xanh. Vị trí thường thấy ở trên mặt như mũi, má, cằm hay chân – những vùng da mỏng, yếu hoặc giãn mao mạch chân (gần mắt cá chân, sau cẳng chân, mặt sau ngoài đùi và vùng bắp chân), thường những tình trạng này được gọi là bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
Nguyên nhân gây nên tình trạng giãn mao mạch
Hiện tượng giãn mao mạch xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau và do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là 8 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng giãn mao mạch:
- Di truyền: do da nhạy cảm, mỏng lộ mạch bên dưới
- Đi nắng nhiều: tia UVA chiếu thời gian dài với tác động nhiệt có thể làm phình, kéo giãn, thậm chí là phá vỡ các mao mạch dưới da.
- Thay đổi thời tiết: nóng hoặc lạnh đột ngột có thể ảnh hưởng đến sự lưu thông máu trong cơ thể, khiến da mặt bị đỏ ửng. Các mạch máu nhỏ dưới da có thể vỡ, gây ra hiện tượng tĩnh mạch mạng nhện.
- Mang thai: Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ cũng có thể gây ra hiện tượng giãn mao mạch
- Chấn thương: có thể xuất hiện giãn mạch sau một tổn thương da như sẹo (sẹo lồi, lõm), xạ trị, tiếp xúc với nhiệt quá lâu (bệnh erythema ab igne)…
- Corticoid và chất lột tẩy da/ lạm dụng laser: có thể gây bào mòn lớp biểu bì khiến da mất đi lớp bảo vệ; làm giảm khả năng tái tạo tế bào và các cấu trúc da trở nên mỏng yếu, dẫn tới giãn mao mạch.
- Một số loại bệnh: các bệnh về gan, lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, viêm da… khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng và nhiệt độ, rất dễ sinh ra hiện tượng giãn mao mạch.
- Nghiện rượu: rượu có thể làm giãn mạch máu tạm thời. Tiêu thụ rượu thường xuyên có thể dẫn đến vỡ mạch máu, xuất hiện tình trạng giãn mao mạch.
Các phương pháp điều trị giãn mao mạch
1/ Liệu pháp Điện đông Electrocoagulation:
Tần số vô tuyến mức thấp và dòng điện một chiều đi qua đầu kim loại nhỏ đến vùng da đang bị u mạch mạng nhện và giãn mạch máu, máu trong các mạch nhỏ bị vón cục hoặc đông lại và ngừng chảy, mạch được hấp thụ tự nhiên vào mô xung quanh qua cơ chế thực bào và sẽ biến mất.
Ngoài ra, các vấn đề khác như mụn thịt, tăng sản bã nhờn, tích tụ cholesterol, dày sừng tiết bã, bệnh da liễu papulos nigra và mụn thịt sẽ được loại bỏ trong quá trình điều trị hoặc biến mất trong vài ngày sau khi điều trị.
2/ Liệu pháp LASER LONG PULSE YAG hoặc DIODE LASER 980
Hiện tại, Laser được xem là giải pháp an toàn và triệt để nhất để loại bỏ tình trạng giãn mạch máu, đặc biệt là giãn mạch máu ở mặt. Trong đó, Laser xung dài hoặc Diode Laser 980 là thế hệ hiện đại nhất được hơn 300 bác sĩ trên toàn thế giới ưu tiên áp dụng điều trị cho bệnh nhân bị giãn mao mạch của mình.
3/ Liệu pháp Tiêm xơ
Một dung dịch được tiêm trực tiếp vào mạch máu sẽ kích ứng niêm mạc của tĩnh mạch khiến nó xơ cứng và hình thành sẹo. Khi đó, lượng máu lưu thông sẽ buộc phải chuyển hướng chảy qua các tĩnh mạch khỏe hơn khác. Như vậy, hiện tượng nổi màu xanh hoặc đỏ trên da sẽ hết (do lúc này máu khôn còn đi qua vùng mạch máu bị giãn nữa). Tĩnh mạch xơ có thể tự tiêu biến dần trong vòng vài tuần đến vài tháng.
4/ Liệu pháp Ánh sáng IPL
Liệu pháp ánh sáng IPL sử dụng ánh sáng đặc biệt xuyên qua lớp da xuống các tầng sâu hơn mà không làm hỏng lớp bề mặt trên cùng. Tác động của ánh sách giúp phá vỡ mạch máu, loại bỏ tình trạng giãn mao mạch. Tuy nhiên, việc điều trị ánh sáng thường phải kéo dài và trong một số trường hợp không thực sự mang lại hiệu quả cao.
Hầu hết các tình trạng giãn mạch sẽ được điều trị một lần duy nhất, đối với những vùng mạch giãn nhiều, có thể cần phải điều trị qua 2-3 lần, cách nhau 8 tuần.
Cách chăm sóc da sau điều trị giãn mạch máu
- Giữ cho khu vực điều trị sạch sẽ và khô ráo,
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời,
- Bôi thành phần làm lành & dịu da ngay sau điều trị (B5, HA, Chiết xuất Rau má, B3…) và chạy lạnh. Bảo vệ vùng da sưng đỏ với Vaselin/ Thuốc mỡ
- Thoa Vitamin K + U / Tranexamic acid Cream giúp phục hồi vùng da tổn thương và ngăn ngừa tái phát giãn mạch!
Tham vấn y khoa: Chuyên gia da liễu Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Các bài viết trên website bacsidalieu chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Discussion about this post