Mục Lục
Sẹo là gì?
Sẹo là một khu vực của các mô sợi bị xơ hóa thay thế da bình thường sau một chấn thương. Sẹo là kết quả của quá trình sinh học sửa chữa vết thương trên da, cũng như trong các cơ quan và mô khác của cơ thể. Bất kỳ tổ chức nào của cơ thể sau khi bị tổn thương cũng diễn ra quá trình hồi phục (được gọi là quá trình liền vết thương)
Tất cả các vết sẹo được cấu tạo từ cùng loại collagen với mô mà nó đã thay thế, nhưng thành phần của mô sẹo, so với mô bình thường, thì khác. Mô sẹo cũng thiếu độ đàn hồi. không giống như mô bình thường phân phối độ đàn hồi của sợi. Sẹo khác nhau về số lượng collagen biểu hiện quá mức.
Xuất phát điểm từ cơ chế lành thương tự nhiên của da, mà sẹo là kết quả hoàn tất của các giai đoạn đó.
Giai đoạn cầm máu
Khi bị chấn thương hở, chỉ vài giây hoặc vài phút sau khi bạn bị thương; tiểu cầu sẽ giúp tạo ra fibrin để hình thành các cục máu đông, giúp khóa lại quá trình thất thoát hồng cầu ra khỏi mạch.
Giai đoạn sưng viêm
Sau khi cầm máu, các bạch cầu sẽ di chuyển đến vị trí vết thương. Tại đây, chúng loại bỏ các mảnh vỡ tế bào, vi khuẩn cũng như mầm bệnh ra khỏi cơ thể. Viêm là phản ứng có lợi vì giúp kiểm soát tình trạng chảy máu và ngăn ngừa nhiễm khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên, nếu kéo dài hoặc phát triển quá mức, phản ứng này có thể gây sưng, phù nề, đau và khiến bạn cảm thấy khó chịu.
Không những thế, chúng còn tác động vào quá trình lành thương cũng như cơ chế hình thành sẹo, khiến vết thương chậm lành và tăng nguy cơ tạo sẹo xấu. Trong trường hợp này, bạn cần kiểm soát phản ứng viêm, giảm phù nề và tuyệt đối không được làm ảnh hưởng đến quá trình làm lành vết thương.
Giai đoạn tăng sinh
Nguyên bào sợi sẽ tăng sinh tại vết thương để sản xuất collagen. Collagen được hình thành giúp kéo miệng vết thương liền lại. Tùy vào cơ địa mỗi người mà quá trình sản xuất collagen diễn ra với mức độ khác nhau. Nếu quá trình này “bị lỗi”, vết thương có thể hình thành sẹo bất thường. Collagen sản xuất không đủ sẽ gây sẹo lõm. Ngược lại, nếu quá nhiều, chúng sẽ tích tụ dày đặc và có thể dẫn đến sẹo lồi, sẹo phì đại.
Các mạch máu nhỏ và mao mạch cũng được hình thành để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho quá trình chữa lành vết thương. Nếu không được cung cấp đủ máu, vết thương có thể chậm lành hoặc không lành.
Giai đoạn tái tạo hoàn thiện
Ở giai đoạn này, phần bề mặt vết thương đã khép miệng, liền da. Tuy nhiên, việc tích tụ mô xơ gây sẹo vẫn liên tục diễn ra và có thể kéo dài đến 2 năm.
Nguyên nhân gây ra sẹo?
Trong giai đoạn tăng sinh, collagen được sản xuất bởi fibroblast. Những tế bào mới co lại và đóng miệng vết thương. Thế nhưng việc tăng sinh collagen không thể kiểm soát. Nếu thiếu collagen thì gây ra sẹo lõm. Nếu sản xuất thừa collagen thì gây ra sẹo lồi. Các tế bào mới này cũng không chứa tuyến mồ hôi, nang lông hoặc lớp da bảo vệ tuyến bã nhờn. Bởi vì điều này, kết cấu của chúng thường mịn hơn, không giống phần da bình thường và có thể rất ngứa. Khi vết thương đóng, nước vẫn tiếp tục bốc hơn nhanh hơn qua vết sẹo và có thể mất đến 1 năm để trở về trạng thái trước đó. Việc mất nhiều nước ở biểu bì dẫn đến giải phóng các cytokine kích hoạt các tế bào da sản xuất collagen dẫn đến hình thành sẹo quá mức. Vì vậy, sự mất nước của da là chìa khóa cho việc ngăn ngừa và điều trị sẹo.
Ngược lại, nếu tăng sinh cấu trúc không đầy đủ sẽ dẫn tới hình thành các thể sẹo lõm.
Phân loại sẹo
Sự tồn tại của sẹo là vĩnh viễn, không có bất kỳ biện pháp nào có thể làm biến mất sẹo hoàn toàn; mục đích của điều trị sẹo là biến một sẹo bệnh thành thành sẹo bình thường hoặc biến một sẹo xấu (về mặt thẩm mỹ) thành một sẹo đẹp hơn.
Sẹo lồi (keloid) hoặc Sẹo Phì Đại (hypertrophic scar): hình thành do sự tích tụ quá mức của collagen ở trung bì da
Sẹo lõm (atrophic scar): là một loại sẹo bất thường có hình thể và cấu trúc ngược lại với sẹo lồi, sẹo phì đại. Sẹo là các hố, rãnh sâu, thấp hơn bề mặt da lành xung quanh. Các sẹo lõm, sẹo rỗ thường xuất hiện sau trứng cá, các ổ viêm nhiễm của da có liên quan đến vi khuẩn tụ cầu vàng, bệnh đậu mùa hoặc các ổ viêm hoại tử da có liên quan đến việc dùng steroid tại chỗ…
Gồm 3 thể : Đáy tròn – Đáy nhọn – Đáy vuông
Sẹo giãn (stretch marks): các vết rạn da là một dạng phổ biến nhất hình thành của sẹo giãn được cho là hậu quả của sự căng giãn da quá mức trong một thời gian ngắn như: thai nghén, tăng – giảm cân quá mức; tăng hormone corticosteroid đột ngột
Các phương pháp điều trị Sẹo hiện nay:
Laser bóc tách: Hai loại laser bóc tách phổ biến trong điều trị sẹo: laser CO2 với bước sóng 10600 nm và laser Er:YAG với bước sóng 2940nm. Ánh sáng phát ra từ máy laser có mức năng lượng cao tạo những tổn thương trên bề mặt vết sẹo. Từ đó cơ thể sẽ sản xuất collagen thay thế ở những vùng bị tổn thương này. Kết quả là các sợi collagen mới được cơ thể tạo ra sẽ giúp làm đầy vết sẹo lõm.
Cắt đáy sẹo bằng Kim (Subcision) hoặc TCA nồng độ cao: Phương pháp này dùng một cây kim cắt các sợi xơ bên dưới đáy sẹo. Sau đó cơ thể sẽ tổng hợp các sợi collagen thay thế và làm đầy sẹo lõm lên. TCA liều cao/ nguyên chất là hoạt chất acid mạnh có thể phân giải sừng và protein của sợi collagen bị xơ hóa ở các vị trí sẹo đáy nhọn hoặc vuông, tạo tổn thương để tăng sinh mô mới.
Lăn kim / Kim điện: DermaRoller; Dermapen hoặc Micro Needle RF. Sử dụng những con lăn chứa nhiều đầu kim nhỏ để lăn trên da bị sẹo. Các đầu kim sắt nhọn này sẽ cắt đứt sợi xơ, tạo vết thương giả. Từ đó kích thích cơ thể sản xuất collagen mới thay thế cho sợi xơ cũ và giúp làm đầy vết sẹo lõm.
Siêu mài mòn/ Peel da: Dermabrasion, Chemical Peel; Vi tảo: sử dụng kỹ thuật mài da với các đầu kim, bột góc cạnh từ tảo silic hoặc lột da bằng acid mạnh để làm tổn thương cấu trúc thượng bì tới bì nhú giúp tăng sinh mô mới và cải thiện các vùng sẹo nông.
Khâu vi phẫu Punch Excision/Elevation: một lựa chọn cho điều trị sẹo đáy nhọn và sẹo đáy vuông sâu. Phương pháp này sử dụng một thiết bị đục lỗ để loại bỏ mô sẹo đến lớp mỡ dưới da, mô sẹo được cắt đi, sau đó đóng lại bằng chỉ khâu.
Tiêm chất làm đầy sẹo từ PRP hoặc Filler: Hyaluronic acid là chất làm đầy phổ biến nhất để điều trị sẹo mụn. HA đã được chứng minh tạo ra phản ứng ở chất nền ngoại bào, kích thích tổng hợp collagen khi kết hợp với các Growth factor giải phóng từ PRP. Ngoài ra, các loại chất làm đầy khác được sử dụng trong điều trị sẹo rỗ là mỡ tự thân, poly-L lactic acid (PLLA), calcium hydroxylapatite (CaHA).
Tiểu phẫu và tiêm Corticoid dành cho Sẹo lồi: cắt bỏ các mô thừa sau đó tiêm một loại corticoid đặc biệt để làm tiêu xơ cho mô sẹo phì đại.
Công thức điều trị sẹo
Các thành phần phối hợp với nhau có tác dụng đẩy nhanh quá trình liền vết thương, ngăn hình thành sẹo hay làm mờ sẹo:
- Huyết tương giàu tiểu cầu (Platelet Rich Plasma – PRP)
- Các chất tăng trưởng (Growth Factor) hoặc các chất làm đầy (Dermal filler) gồm HA, mỡ tự thân, poly-L lactic acid (PLLA), calcium hydroxylapatite (CaHA).
- Kem tái tạo Sẹo từ Thảo dược hỗ trợ: Snail Mucin (nhớt ốc sên), B5, B3, mù u, nha đam, nghệ vàng, mật ong, vitamin C, Vitamin E …
Lưu ý khi điều trị sẹo:
- Không thực hiện trên da đang viêm; da trẻ em; cơ địa khó lành
- Đảm bảo vệ sinh và quy trình thực hiện theo chuẩn y khoa được cấp giấy phép để tránh nhiễm trùng / biến chứng
- Chăm sóc & bảo vệ làn da kỹ lưỡng tại nhà theo đúng chỉ định của Chuyên gia/ Bác sĩ
Biện pháp phòng ngừa sẹo
Ngay khi bị tổn thương, phải dưỡng ẩm và phục hồi thật tốt để tránh sẹo lõm, đồng thời lưu ý những cơ địa sẹo lồi để tránh ăn các thực phẩm/ chất kích thích mô tăng trưởng quá mức. Với sẹo mụn là phổ biến nhất ở tuổi dậy thì, cần lưu ý Điều trị mụn sớm; Không tự nặn mụn; Giảm viêm để tổn thương viêm càng nhiều, càng sâu dưới da thì khả năng để lại sẹo càng cao. Chẳng hạn các mụn cục, mụn nang lớn sẽ để lại sẹo nhiều hơn các mụn mủ nhỏ. Vì vậy cần giảm viêm bằng thuốc bôi hoặc thuốc uống để tình trạng viêm lan sâu xuống dưới da. Đồng thời Không cạy vảy sớm sẽ khiến lớp mài kéo theo da non bên dưới, dễ để lại sẹo lõm và tăng sắc tố (thâm) sau mụn.
Discussion about this post