Môi trường sống, các loại mỹ phẩm hay thói quen chăm sóc da hàng ngày được xem là nguyên nhân khiến da bị nhiễm độc. Các dấu hiệu nhiễm độc kim loại ở da cũng sẽ khác nhau tùy theo từng loại độc tố mà bạn mắc phải. Vậy làm sao để biết da bị nhiễm độc và cách điều trị phù hợp? Chuyên gia, giảng viên da liễu Nguyễn Thị Tuyết Nhung sẽ giải đáp vấn đề này trong bài.
Mục Lục
Dấu hiệu của da nhiễm độc
Nhiễm độc da là hiện tượng da bị tiếp xúc và tích tụ các thành phần độc hại như hoạt chất lột tẩy, thuốc; kim loại nặng; thành phần nhuộm màu; chất bảo quản hoặc hương liệu có hại, sau một thời gian sử dụng; gây ra các biến chứng như viêm da; rối loạn sắc tố; ung thư; teo da; giãn mạch máu…
Nguyên nhân nhiễm độc da
Da sẽ nhiễm độc khi sử dụng các sản phẩm sau:
- Sử dụng Thuốc rượu; Thuốc Bắc; Kem điều trị Nám cấp tốc quá nhiều
- Sử dụng các sản phẩm làm trắng chứa thành phần tạo hiệu ứng Trắng bóng như Lưu huỳnh, Thủy ngân; các chất phản quang, kim loại nặng rất nhiều
- Lạm dụng Peel da và các Hoạt chất Dược như TCA, Corticoid, Tretinoin, Hydroquinone; Kháng sinh, … quá nhiều
Tất cả các tình trạng trên đều đem lại những hệ lụy như hàng rào bảo vệ da bị hư tổn, suy giảm miễn dịch, rối loạn sắc tố da, lão hóa sớm. Chính vì vậy, da cần nhanh chóng được phục hồi.
Nguyên tắc đào thải độc tố trong da
Hãy thiết lập cho mình một liệu trình “Detox & Balance” để “giải cứu làn da” theo đúng 6 nguyên tắc:
- Dừng sản phẩm độc hại: nếu sử dụng các thành phần peel da hoặc corticoid nên giãn tần suất điều trị, giảm liều, sau đó dừng hẳn, để tránh tình trạng bị dội ngược.
- Thanh lọc da để thoát khỏi các hóa chất tồn đọng, bao gồm xử lý viêm da/ nhiễm khuẩn nếu có: Có thể áp dụng các liệu trình peel nhẹ nhàng (vật lý; hóa học; sinh học) như vi tảo; vi kim hoặc AHA không quá 10%, để loại bỏ dần những lớp da bị nhiễm hóa chất. Kết hợp với sản phẩm làm sạch sâu từ Oxygen; Than hoạt tính và các hoạt chất có tính phục hồi, dưỡng ẩm; trung hòa các gốc tự do (tác dụng detox) để giúp da tăng tốc quá trình tái sinh tế bào mới và đào thải những độc tố đã tích trữ thời gian dài.
- Thời gian thanh lọc ít nhất là 1-2 chu kỳ da; kiểm tra lại làn da qua máy soi để xác định da đã sạch hẳn hay chưa. Trong quá trình thanh lọc có thể lên mụn, tùy theo mức độ chúng ta áp dụng các liệu trình trị mụn độc tố/ mụn kích ứng hoặc mụn trứng cá kết hợp.
- Khôi phục cấu trúc của hàng rào bảo vệ (Biểu bì da): Hàng rào bảo vệ da bao gồm yếu tố vật lý (tế bào sừng); hóa học (độ ẩm trên da); sinh học (hệ miễn dịch và vi sinh vật). Sau quá trình da bị nhiễm độc và tổn thương, hàng rào bảo vệ này bị phá vỡ dẫn đến các tình trạng viêm da, kích ứng, sạm da, bùng phát mụn, teo da, giãn mạch. Sau quá trình thanh lọc, chúng ta nên sử dụng một hệ thống các thành phần phục hồi tế bào biểu bì (Spiralin; EGF; Peptide; Ceramide; Vitamin A;B;C;E;K) giúp làm dày thành da và tái thiết lập hàng rào bảo vệ tự nhiên vốn có của nó. Spiralin là một trong những hoạt chất giúp tái tạo hàng rào bảo vệ da.
- Cân bằng miễn dịch da: là quá trình cân bằng sinh học hệ thống miễn dịch của da, giảm thiểu các tình trạng viêm, kích ứng, mẩn đỏ; giúp da luôn khỏe mạnh và tự phòng chống được các tác hại từ môi trường. Để tăng miễn dịch có thể dùng các loại Vitamin và Lợi khuẩn trong mỹ phẩm.
- Xử lý các biến chứng thẩm mỹ: Làn da nhiễm độc thường có nguy cơ bị rối loạn sắc tố; sẹo rỗ; lão hóa sớm… nên sau quá trình phục hồi hoàn toàn cấu trúc da, các nhà thẩm mỹ có thể can thiệp những phương pháp điều trị phù hợp, tuy nhiên nên lựa chọn hướng xâm lấn tối thiểu; can thiệp an toàn để tránh gây tổn thương da như tiền sử nó đã trải qua.
- Với đường uống: chúng ta có thể sử dụng các thành phần Thảo dược có tác dụng Detox cơ thể (thải độc tiêu hóa; lọc gan; lọc thận; làm sạch máu…) góp phần đem lại tác dụng tích cực trên làn da. Một số thành phần có thể kể đến là vi tảo Spirulain, Astaxanthin, bột rễ cây ngưu bàng… Sau đó nên bổ sung Vitamin và khoáng chất vi lượng như kẽm tự nhiên, Lycopene, L – Cystine…) là các thành phần có lợi cho hệ thống miễn dịch da.
Đọc thêm: Hệ miễn dịch – Vệ sĩ quan trọng nhất của làn da tại đây
Lưu ý cho Thẩm mỹ viện khi phục hồi và thải độc da: chọn các dòng sản phẩm chuyên biệt có tác dụng Detox được nghiên cứu và chứng minh khoa học, tránh dùng lột tẩy mạnh để thải độc da. Trong quá trình thải độc cần kiểm soát tốt phản ứng đẩy mụn hoặc viêm da. Kiểm tra làn da của khách sau 1 tuần áp dụng quy trình.
Lưu ý cho Khách hàng tự thải độc da tại nhà: theo dõi kỹ lưỡng sự thay đổi của làn da trong quá trình thải độc tố, nếu phát sinh mụn hoặc viêm da bùng phát trong quá trình này; nên liên hệ với chuyên gia da liễu hoặc bác sĩ để xử lý.
Cách chăm sóc da sau khi đã thải độc
Chọn lựa một chế độ chăm sóc an toàn, giàu dưỡng chất phục hồi và chống oxy hóa để ngăn ngừa lão hóa sớm, là lựa chọn tốt nhất cho làn da đã trải qua giai đoạn stress do độc tố.
Cách lựa chọn mỹ phẩm để da không nhiễm độc
- Không lạm dụng Make-up vì sản phẩm thường chứa các thành phần kim loại và chất nhuộm màu da, gây tắc nghẽn lỗ chân lông
- Hạn chế sử dụng Peel da thời gian dài, vì các hoạt chất peel sẽ làm da suy yếu lớp bảo vệ
- Luôn đảm bảo độ ẩm đầy đủ và chống nắng tốt cho làn da, giúp da có khả năng thích nghi tốt với các điều kiện thời tiết bất lợi
- Chọn sản phẩm có thành phần, nguồn gốc, giấy tờ rõ ràng, không dùng các dòng lột tẩy mạnh hoặc điều trị cấp tốc thường dễ rơi vào bẫy các hàng trôi nổi như thuốc rượu; kem trộn.
- Áp dụng các liệu trình Detox da ít nhất 1-2 lần/ tháng giúp thanh lọc và tinh sạch làn da, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, và góp phần chống lão hóa sớm.
Discussion about this post