Probiotics được tạo ra từ các lợi khuẩn sống và/hoặc nấm men có sẵn trong cơ thể chúng ta. Trong cơ thể mỗi người đồng thời tồn tại cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Khi cơ thể bị nhiễm trùng, lượng vi khuẩn có hại sẽ nhiều hơn, khiến hệ thống miễn dịch của chúng ta mất cân bằng. Lợi khuẩn giúp loại bỏ vi khuẩn có hại, và lấy lại sự cân bằng. Bổ sung Probiotics là một cách để bổ sung lợi khuẩn đơn giản và hiệu quả nhất cho cơ thể chúng ta.
Probiotics được tạo ra từ cả vi khuẩn và nấm men. Các vi khuẩn probiotic thông thường có thể bao gồm lợi khuẩn lactobacillus và bifidobacterium. Loại men phổ biến nhất được tìm thấy trong probiotics là saccharomyces boulardii.
Mục Lục
Probiotics là gì?
Probiotics là sự kết hợp của các lợi khuẩn sống và/hoặc nấm men có sẵn trong cơ thể con người. Vi khuẩn thường được nhìn nhận dưới góc độ tiêu cực như một thứ gây bệnh cho con người. Tuy nhiên, trong và trên cơ thể chúng ta luôn tồn tại hai loại vi khuẩn là lợi khuẩn và hại khuẩn. Probiotics được tạo thành từ các lợi khuẩn giúp giữ cho cơ thể chúng ta khỏe mạnh. Các lợi khuẩn này hoạt động theo nhiều cách, bao gồm cả việc chống lại hại khuẩn khi cơ thể có quá nhiều hại khuẩn, giúp chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn.
Probiotics là một phần của bức tranh lớn hơn liên quan đến vi khuẩn và cơ thể – đó là hệ vi sinh vật. Hãy tưởng tượng về hệ vi sinh vật như một cộng đồng sinh vật đa dạng, chẳng hạn như một khu rừng, tất cả làm việc cùng nhau để giữ cho cơ thể bạn khỏe mạnh. Cộng đồng này được tạo thành từ những thứ được gọi là vi khuẩn. Bạn có hàng nghìn tỷ vi khuẩn trong và ngoài cơ thể. Những vi khuẩn này là sự kết hợp của:
- Vi khuẩn
- Nấm (kể cả nấm men)
- Vi rút
- Động vật nguyên sinh
Hệ vi sinh vật của mỗi người là duy nhất. Không bao giờ có hai người khác nhau có các tế bào vi sinh vật giống nhau – ngay cả các cặp song sinh cũng vậy.
Để một vi khuẩn được gọi là probiotic, nó phải có một số đặc điểm sau:
- Tồn tại tách biệt với con người
- Sinh sống trong ruột người sau khi tiêu hóa (bị ăn)
- Có một lợi ích đã được chứng minh cho con người
- An toàn khi hấp thụ
Probiotics có lợi sống ở đâu trong cơ thể chúng ta?
Mặc dù nơi phổ biến nhất liên kết với các vi khuẩn có lợi là ruột của chúng ta (chủ yếu là ruột già), nhưng có một số vị trí khác trong và trên cơ thể chứa các lợi khuẩn. Các vị trí này tiếp xúc với “thế giới bên ngoài”, bao gồm:
- Ruột
- Miệng
- Âm đạo
- Đường tiết niệu
- Da
- Phổi
Cách thức hoạt động của Probiotics
Nhiệm vụ chính của Probiotics – hay còn gọi là lợi khuẩn là duy trì sự cân bằng và khoẻ mạnh trong cơ thể bạn. Hãy coi đó là việc giữ cho cơ thể bạn ở trạng thái trung tính. Khi bạn bị bệnh, vi khuẩn xấu sẽ xâm nhập vào cơ thể và gia tăng số lượng. Điều này khiến cơ thể bạn mất cân bằng. Lợi khuẩn có tác dụng tiêu diệt hại khuẩn và khôi phục sự cân bằng trong cơ thể, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Lợi khuẩn giúp bạn khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ chức năng miễn dịch và kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Một số loại lợi khuẩn cũng có thể:
- Giúp cơ thể chúng ta tiêu hóa thức ăn.
- Giữ cho vi khuẩn xấu không vượt quá tầm kiểm soát và gây bệnh cho bạn.
- Sản sinh vitamin.
- Hỗ trợ các tế bào trong đường ruột ngăn chặn các hại khuẩn mà có thể chúng ta đã tiêu thụ (qua thức ăn hoặc đồ uống) xâm nhập vào máu.
- Phá vỡ và hấp thụ thuốc.
Quá trình cân bằng này diễn ra tự nhiên trong cơ thể mọi lúc mà không cần phải bổ sung lợi khuẩn để nó diễn ra. Lợi khuẩn là một phần tự nhiên của cơ thể. Hãy thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng giàu chất xơ mỗi ngày để giúp giữ cho số lượng lợi khuẩn ở mức thích hợp.
Các loại lợi khuẩn phổ biến nhất là gì?
Mặc dù có nhiều loại vi khuẩn có thể được coi là Probiotics, nhưng có hai loại lợi khuẩn phổ biến nhất được biết đến là:
- Lactobacillus
- Bifidobacterium
Probiotics cũng được tạo thành từ nấm men tốt. Loại men phổ biến nhất được tìm thấy trong Probiotics là:
- Saccharomyces boulardii.
Các câu hỏi thường gặp về Probiotics
Tôi có thể sử dụng Probiotics để hỗ trợ điều trị bệnh không?
Hiện tại có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu những tác dụng của Probiotics đối với cơ thể của chúng ta. Mặc dù các nghiên cứu đưa ra rất nhiều kết quả tích cực, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn đang làm việc miệt mài để tìm ra câu trả lời chắc chắn về cách thức Probiotics hỗ trợ cho mỗi tình trạng bệnh khác nhau.
Có một số bệnh mà Probiotics có thể giúp ích nhưng hiệu quả có thể khác nhau giữa mọi người, nghĩa là những gì hiệu quả với người này có thể không hiệu quả với người khác, và cũng có thể khác nhau tuỳ theo loại lợi khuẩn được sử dụng.
Một số vấn đề sức khoẻ có thể được cải thiện bằng cách tăng lượng Probiotics trong cơ thể của bạn (thông qua thực phẩm hoặc chất bổ sung) bao gồm:
- Tiêu chảy (tiêu chảy do dùng kháng sinh và do nhiễm khuẩn Clostridioides difficile-C. diff)
- Táo bón
- Viêm ruột (IBD)
- Hội chứng ruột kích thích (IBS)
- Nhiễm trùng nấm men
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Bệnh nướu răng
- Không dung nạp lactose
- Bệnh chàm (viêm da dị ứng).
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên (nhiễm trùng tai, cảm lạnh thông thường, viêm xoang)
- Nhiễm trùng huyết (đặc biệt ở trẻ sơ sinh)
Tôi có thể uống hoặc ăn gì để tăng lượng Probiotics trong cơ thể
Bạn có thể tăng lượng lợi khuẩn trong cơ thể thông qua thực phẩm, đồ uống và thực phẩm chức năng. Một số loại thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn cũng đã có chứa Probiotics. Thực phẩm lên men đặc biệt chứa nhiều vi khuẩn tốt có lợi cho cơ thể, ví dụ như sữa chua và dưa chua. Ngoài ra còn có các thức uống lên men như kombucha (trà lên men) hoặc kefir (thức uống từ sữa lên men) cũng giúp bổ sung Probiotics vào chế độ ăn uống của bạn.
Ngoài thực phẩm, bạn có thể bổ sung Probiotics thông qua thực phẩm chức năng. Mặc dù không phải là thuốc nhưng bạn cũng cần tư vấn từ các chuyên gia y tế trước khi quyết định sử dụng Probiotics hay bất kỳ một loại thực phẩm chức năng,hoặc trước khi thay đổi chế độ ăn uống.
Probiotics có thể bổ sung từ thực phẩm không?
Bạn hoàn toàn có thể tăng cường lợi khuẩn trong cơ thể từ những thực phẩm hàng ngày. Một số loại thực phẩm có chứa Probiotics và có thể có lợi cho sức khỏe của hệ vi sinh vật của bạn.
Những thực phẩm này có thể được đưa vào chế độ ăn uống của bạn vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Thậm chí có thể là bạn vẫn thường xuyên ăn những loại thực phẩm này và không nhận ra rằng chúng có chứa lợi khuẩn. Một số gợi ý về một số loại thực phẩm giàu Probiotics mà bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống của mình và một số thời điểm để sử dụng, bao gồm:
Đối với bữa sáng, hãy thử:
- Sữa chua
- Sữa bơ
- Bánh mì chua
Đối với bữa trưa, hãy thử:
- Phô mai que
- Kombucha
- Tempeh
Đối với bữa tối, hãy thử:
- Dưa cải chua
- Kim chi
- Súp miso
Dù bổ sung Probiotics qua thực phẩm nhưng bạn cũng cần đảm bảo rằng bạn vẫn đang có một bữa ăn cân bằng và lành mạnh. Mặc dù các thực phẩm giàu Probiotics trong chế độ ăn uống sẽ không làm hại bạn, nhưng cân bằng vẫn là chìa khóa thành công. Việc bổ sung quá nhiều chỉ một loại thực phẩm sẽ khiến cơ thể bạn không thể hấp thu được lợi ích của các nhóm thực phẩm khác.
Làm cách nào để bổ sung Probiotics?
Có một số cách để bạn có thể bổ sung Probiotics, bao gồm:
- Thực phẩm
- Đồ uống
- Viên uống
- Dạng bột
- Dạng lỏng
Các thực phẩm bổ sung Probiotics có thể được kết hợp với prebiotic. Prebiotics là những carbohydrate phức hợp nuôi các vi sinh vật trong ruột của bạn. Về cơ bản, prebiotics là “nguồn thức ăn” cho các lợi khuẩn. Chúng giúp nuôi dưỡng các lợi khuẩn và giữ chúng luôn khỏe mạnh. Prebiotics bao gồm inulin, pectin và tinh bột kháng.
Khi bạn có một thực phẩm bổ sung có kết hợp giữa Probiotics và prebiotic, nó được gọi là synbiotic.
Probiotics hiệu quả như thế nào?
Hiện này, các nhà nghiên cứu hiện không chắc chắn về hiệu quả của các chất bổ sung Probiotics trong việc điều trị các bệnh lý. Có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Mặc dù nhiều nghiên cứu đã cho kết quả tích cực về tác động của các chất bổ sung Probiotics, nhưng vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu.
Điều quan trọng cần lưu ý là các sản phẩm bổ sung Probiotics là dạng thực phẩm chức năng tức là không cần FDA phê duyệt. Điều này có nghĩa là các nhà sản xuất có thể bán thực phẩm bổ sung chỉ cần tự “tuyên bố” và cam kết về tính an toàn và hiệu quả.
Vì vậy nên tìm lời khuyên từ các bác sĩ trước khi dùng chất bổ sung hoặc cho trẻ em sử dụng vì chúng có thể ảnh hưởng đến các loại thuốc bạn đang dùng. Nếu đang mang thai hoặc cho con bú, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung nào.
Cách bảo quản Probiotics?
Một số chủng Probiotics rất mong manh và cần được bảo vệ khỏi nhiệt độ cao, oxy hóa, ánh sáng và độ ẩm. Các lợi khuẩn có thể bắt đầu phân hủy hoặc chết nếu chúng tiếp xúc với các yếu tố này. Do đó, bạn có thể cần bảo quản Probiotics trong tủ lạnh hoặc cất giữ ở một nơi nào đó phù hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Làm lạnh một số chủng lợi khuẩn nhất định nhưng lưu ý cần đảm bảo rằng chúng vẫn còn tồn tại khi bạn sử dụng và vẫn giữ nguyên vẹn công dụng của lợi khuẩn. Luôn đọc kỹ thông tin trên bao bì của mọi sản phẩm probiotic bạn mua để bảo quản đúng cách và sử dụng trong thời hạn quy định.
Probiotics an toàn như thế nào?
Các vi sinh vật được sử dụng làm Probiotics vốn dĩ luôn đã tồn tại tự nhiên trong cơ thể bạn, nên các loại thực phẩm và chất bổ sung Probiotics thường rất an toàn khi sử dụng. Chúng cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng và gây khó chịu nhẹ ở dạ dày, tiêu chảy hoặc đầy hơi và chướng bụng trong vài ngày đầu sau khi mới bắt đầu sử dụng.
Có một số người cần thận trọng khi sử dụng chất bổ sung Probiotics vì nó có thể gây nguy cơ nhiễm trùng ở một số người:
- Có hệ thống miễn dịch suy yếu (chẳng hạn những người đang trải qua hóa trị liệu)
- Đang mắc các bệnh hiểm nghèo
- Vừa mới trải qua phẫu thuật
Cũng cần thận trọng khi cho trẻ em mới ốm dậy dùng Probiotics.
Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng Probiotics.
Probiotics có thể gây hại cho người sử dụng không?
Đối với hầu hết những người khỏe mạnh, Probiotics không gây hại gì. Chúng thường được coi là an toàn và thường được “thử” để xem liệu chúng có thể giúp cải thiện tình trạng một số bệnh hay không. Có rất nhiều nghiên cứu xoay quanh vấn đề về probiotics. Các nhà khoa học đang cố gắng xác định thời điểm và cách thức chúng nên được sử dụng, cũng như hiệu quả của chúng.
Có rủi ro nào liên quan đến Probiotics không?
Probiotics thường được coi là an toàn. Tuy nhiên, có một số nguy cơ liên quan đến các chất bổ sung. Những rủi ro này sẽ tăng lên nếu bạn mắc một bệnh lý nào đó làm suy giảm hệ thống miễn dịch, như vừa mới phẫu thuật hoặc mắc các bệnh lý nghiêm trọng khác.
Những rủi ro có thể xảy ra bao gồm:
- Đang nhiễm trùng
- Kháng thuốc kháng sinh
- Phát sinh tác dụng phụ từ việc bổ sung Probiotics
Tôi có nên cho con tôi uống Probiotics không?
Probiotics có thể có lợi cho cả người lớn và trẻ em. Nếu con bạn bị bệnh cần dùng thuốc kháng sinh để điều trị, thì việc dùng Probiotics có thể giúp giảm bớt các triệu chứng. Probiotics cũng có thể được sử dụng để giúp giảm táo bón, trào ngược axit, tiêu chảy, đầy hơi và chàm ở trẻ em.
Đưa Probiotics vào chế độ ăn của trẻ thông qua thực phẩm thường là một cách an toàn để cung cấp Probiotics cho trẻ. Các loại thực phẩm như sữa chua và phô mai tươi thường là một phần của chế độ ăn uống cân bằng và có thể bổ sung lợi khuẩn mà không có nhiều rủi ro.
Có những sản phẩm bổ sung Probiotics có sẵn trên thị trường được thiết kế đặc biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ nhi khoa của con bạn trước khi cho trẻ dùng bất kỳ chất bổ sung Probiotics nào hoặc thay đổi chế độ ăn của trẻ để bổ sung thêm các thực phẩm giàu Probiotics.
Tôi có cần bổ sung Probiotics sau khi uống kháng sinh không?
Thuốc kháng sinh thường cần thiết để chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, trong khi thuốc kháng sinh tiêu diệt hại khuẩn, thì cũng đồng thời tiêu diệt lợi khuẩn trong cơ thể bạn. Một số người xuất hiện các tình trạng như tiêu chảy sau khi dùng thuốc kháng sinh. Với những người khác, điều này có thể khiến hại khuẩn xâm nhập và cư trú trong ruột, chẳng hạn như C. diff. Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ tích cực giữa việc uống Probiotics sau khi dùng kháng sinh và việc giảm tiêu chảy. Điều này vẫn chưa được chứng minh và không hiệu quả với tất cả mọi người.
Ý nghĩa đằng sau việc bổ sung Probiotics cho cơ thể bạn sau khi dùng thuốc kháng sinh là nó có thể tái tạo các vi khuẩn tốt đã bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh và khởi động lại hệ thống miễn dịch của bạn. Bổ sung lợi khuẩn giúp tái tạo lại đường ruột của bạn và chống lại các hại khuẩn còn sót lại. Nhiều người cảm thấy rằng việc bổ sung Probiotics sẽ không gây hại, có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn nhanh hơn một chút và ngăn ngừa tiêu chảy.
Tôi có nên thử Probiotics không?
Nếu bạn quan tâm đến việc bổ sung Probiotics vào chế độ ăn uống của mình, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Họ có thể đề nghị bạn dùng thử để xem liệu Probiotics có giúp ích cho sức khỏe tổng thể của bạn hay không. Điều quan trọng cần nhớ là không phải tất cả các probiotics đều có cách thức hoạt động và công dụng giống nhau. Mỗi loại đều có những lợi ích riêng và chúng thường không gây hại. Một cách dễ dàng để bắt đầu là chỉ cần đưa các loại thực phẩm giàu Probiotics vào chế độ ăn uống của bạn, chẳng hạn như sữa chua.
Trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ chất bổ sung nào, hãy đảm bảo rằng bạn đã được các bác sĩ, chuyên gia về sức khỏe tư vấn kỹ càng. Họ có thể chỉ cho bạn đi đúng hướng, giúp bạn tìm ra loại Probiotics tốt nhất để dùng, liều lượng nên dùng và khi nào nên dùng. Một buổi tư vấn với chuyên gia y tế luôn là cần thiết khi nó liên quan đến sức khỏe của bạn.
Sản phẩm chứa Probiotics tốt nhất
NMN+ Biotech chứa thành phần Axit lactic Helper PF-10. Đây là loại Probiotic Enterococcus Faecalis có trong đường ruột của người.
Lợi khuẩn Helper PF-10 sau khi vào ruột thông qua NMN+ Biotech sẽ trở thành thức ăn cho vi khuẩn tốt, từ đó tăng số lượng vi khuẩn tốt lên mạnh mẽ, trừ khử vi khuẩn xấu. Helper PF-10 tác động trực tiếp đến cả ruột già và ruột non, giúp tăng cường chức năng miễn dịch và cải thiện môi trường ruột. Không những thế, trong NMN+ Biotech còn chứa NMN (phân tử giúp tăng NAD+ trong tế bào) và Inulin (một trong 6 chất dinh dưỡng quan trọng của cơ thể) giúp chống lão hóa ở cấp độ tế bào, nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.
© Bản quyền nội dung thuộc về website bsdalieu.vn
Mọi thông tin sao chép từ website này đều phải ghi rõ nguồn https://bsdalieu.vn/
Discussion about this post