Khi mua sắm mỹ phẩm trang điểm và chăm sóc da, chúng tôi luôn muốn hướng đến các sản phẩm hiệu quả và an toàn. Một số website đã liệt kê danh sách các thành phần được cho là độc hại, nói rằng sử dụng sản phẩm chứa các chất này có thể dẫn tới nhiều vấn đề về sức khỏe. Liệu đó có phải sự thật?
Bật mí sự thật về các thành phần độc hại có trong mỹ phẩm
Chúng tôi đã thực hiện các nghiên cứu khoa học và tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn về độc tính để đi đến kết luận cuối cùng.
Mục Lục
1. Parabens
Parabens là một nhóm các chất bảo quản mang tiếng là các chất độc hại trong suốt thập kỷ qua. Sự cường điệu bắt nguồn từ một nghiên cứu cho rằng parabens có thể làm thay đổi hoặc làm gián đoạn hoạt động của hệ thống sinh học, gây hại cho sức khỏe.
Hầu hết các nghiên cứu ủng hộ tuyên bố này không xem xét đến cách thức parabens được dùng trong mỹ phẩm. Các nghiên cứu dẫn đến nhận định tiêu cực này sử dụng parabens với hàm lượng rất cao, trong khi liều lượng dùng để bảo vệ mỹ phẩm lại chỉ dưới 1%.
Ngoài ra, theo quy định trên toàn thế giới thì hàm lượng parabens được sử dụng trong mỹ phẩm hiện nay là an toàn và không gây nguy hại cho sức khỏe. Parabens là một trong những chất bảo quản có hiệu quả nhất và ít gây kích ứng hơn so với các chất bảo quản khác thường thấy trong các sản phẩm quảng cáo là “không chứa parabens”.
Talc
Talc là thành phần khoáng được sử dụng trong các sản phẩm trang điểm dạng bột và các sản phẩm có tính hấp thụ. Nó thường bị quy kết là gây ra các vấn đề về hô hấp và sinh sản.
Phần lớn các nghiên cứu cho rằng Tacl gây vấn đề hô hấp được thực hiện với những người thợ mỏ Tacl, những người này hít một lượng lớn các hạt khoáng Tacl trong suốt thời gian làm việc của họ. Tuy nhiên, không có một mối liên hệ chắc chắn nào giữa Tacl và các vấn đề hô hấp. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những vấn đề mà những người thợ mở gặp phải có thể là kết quả của việc hít phải các loại hạt khác, chẳng hạn như thạch anh.
Các tuyên bố liên quan đến sức khỏe sinh sản ở phụ nữ với việc sử dụng Tacl trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân dựa trên các nghiên cứu thực hiện trong 30 năm qua, tuy nhiên chúng không chỉ ra kết nối chính xác. Do đó các bệnh về sinh sản có thể là kết quả của những yếu tố khác, không hẳn là Tacl.
Hợp chất PEG
PEG là viết tắt của polyethylene glycol. Các hợp chất PEG được trộn với các axit béo và cồn béo nhằm tạo ra các thành phần với nhiều chức năng trong mỹ phẩm, từ chất làm đặc, chất làm mềm đến chất ổn định.
Tuyên bố cho rằng hợp chất PEG có hại bắt nguồn từ việc cho rằng chúng bị ô nhiễm bởi 1,4 dioxane, là chất được Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ phân loại vào nhóm chất có khả năng gây ung thư.
Trên thực tế, các hợp chất PEG được thêm vào mỹ phẩm nhằm làm giảm hoặc loại bỏ các chất gây ô nhiễm. Đánh giá về độ an toàn năm 2016 của Ủy ban thẩm định mỹ phẩm cho thấy các hợp chất PEG an toàn và nồng độ hiện tại trong các sản phẩm mỹ phẩm nằm trong giới hạn cho phép.
Silicones
Silicones có nguồn gốc từ thành phần khoáng thiên nhiên silica, được sử dụng để tạo độ mượt cho mỹ phẩm. Một trong những luận điểm chính chống lại silicones đó là cho rằng chúng làm bí da, tắc lỗ chân lông dẫn đến mụn trứng cá. Tuy nhiên nó không phản ánh đúng tính chất hoạt động của silicones. Thực tế, cấu trúc phân tử độc đáo của silicones giúp lấp đầy khoảng trống nhưng chúng cũng có những lỗ rỗng, các lỗ này cho phép da được “thở”, do đó bạn không cần phải lo lắng về việc có thể bị tắc nghẽn lỗ chân lông.
Sodium Laureth Sulfate
Đây là một trong số những chất tẩy rửa gốc sulfate có thể được tìm thấy trong dừa. Sodium laureth sulfate được xem là thành phần làm sạch da hiệu quả và dịu nhẹ nhờ lượng cồn béo cao. Rất nhiều chuyên gia trong ngành công nghiệp mỹ phẩm khẳng định rằng Sodium laureth sulfate là an toàn cho việc sử dụng.
Sự nhầm lẫn có thể gây ra bởi tên gọi của nó, nghe gần giống với sodium lauryl sulfate, hai thành phần này hoàn toàn khác nhau. Sodium lauryl sulfate là thành phần có thể gây khô da và kích ứng được tìm thấy trong một số sản phẩm chăm sóc da. Có vài nghiên cứu sử dụng nó làm cơ sở để xác định phản ứng tiêu cực với các thành phần khác. Sodium lauryl sulfate có thể gây khó chịu cho da và nên hạn chế, tuy nhiên nó không phải là chất độc hại. Các nghiên cứu đáng tin cậy đều chỉ ra rằng khi được thêm vào mỹ phẩm, Sodium laureth sulfate và Sodium lauryl sulfate đều không có bất kỳ tác động có hại nào đến sức khỏe con người.
© Bản quyền nội dung thuộc về website bsdalieu.vn
Mọi thông tin sao chép từ website này đều phải ghi rõ nguồn https://bsdalieu.vn/
Discussion about this post