Tranexamic acid (TXA) vốn là thành phần cầm máu trong Y khoa. Ngày nay, hoạt chất này được sử dụng phổ biến trong điều trị nám da nhờ khả năng làm mờ các vùng da bị tăng sắc tố và giảm đỏ cho da nhạy cảm.
Để hiểu hơn về Tranexamic Acid là gì và cơ chế tác động điều trị nám da, hãy cùng giảng viên Nguyễn Thị Tuyết Nhung – Trường CĐ Y dược Việt Nam tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau nhé
Mục Lục
Tranexamic Acid là gì?
Tranexamic Acid có nguồn gốc từ acid amin lysine, là dẫn xuất tổng hợp có khả năng hòa tan trong nước, nằm trong danh sách thuốc thiết yếu của WHO hay còn được gọi là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong y tế. Tranexamic Acid (TXA) là một loại thuốc có tác dụng chống tiêu fibrin, ức chế sự phân hủy fibrin trong cục máu đông, được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa mất máu quá nhiều do chấn thương lớn, chảy máu sau sinh, phẫu thuật, nhổ răng, chảy máu cam và kinh nguyệt nhiều. Nó cũng được sử dụng cho bệnh phù mạch di truyền. Nó được dùng bằng đường uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch.
Ứng dụng Tranexamic Acid trong điều trị nám da
Sau một thời gian nghiên cứu ứng dụng trong ngành Thẩm mỹ, đặc biệt là Nám da, các chuyên gia nhận định có 4 cơ chế tác động của Tranexamic Acid vào việc ức chế Nám như sau:
Ức chế hoạt hóa tín hiệu gây tăng sắc tố
Khi tiếp xúc với tia cực tím, các tế bào sừng tăng hoạt hóa sản xuất Plasminogen, dẫn đến phản ứng làm tăng hoạt động của plasmin ở tế bào gai, kích thích tế bào nội mô giải phóng arachidonic acid thông qua phospholipase A2. Sự giải phóng nội bào của axit arachidonic (AA), một tiền chất của prostanoid, và mức độ hormone kích thích alpha-melanocyte tăng lên do hoạt động của plasmin. Hai chất này có thể kích hoạt quá trình tổng hợp melanin. Do đó, hoạt tính chống plasmin của TA được coi là cơ chế chính của tác dụng giảm ký hiệu của tác nhân này.Tranexamic acid từ chính tác dụng cầm máu của nó, có khả năng ức chế hoạt hóa plasmin, bằng cách ngăn cản việc liên kết của plasminogen với tế bào sừng. Từ đó làm giảm acid arachidonic tự do và sự hình thành PG2, do đó làm giảm các tín hiệu trung gian kích hoạt vào Tế bào sắc tố Melanocyte. Vì nó có cấu trúc tương tự như tyrosine, nó cũng có khả năng làm chậm quá trình sản xuất melanin bởi tyrosinase như một chất đối kháng cạnh tranh.
Đăng ký Tìm Hiểu Thêm & Hợp Tác Phân Phối Dòng Sản Phẩm Được Các Bác Sĩ Da Liễu Tin Dùng:
Giảm số lượng Tế bào Mast (thuộc hệ miễn dịch) là nhân tố gây viêm da mãn tính
Trong hệ miễn dịch của của chúng ta có các tế bào mast với nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật và hỗ trợ chữa lành vết thương, tuy nhiên khi số lượng tế bào quá nhiều sẽ gây ra các hiện tượng như mày đay, mẩn ngứa, ban đỏ (Erythema)…Các nghiên cứu đã chứng minh tranexamic acid làm giảm sự tăng sinh quá mức của các tế bào mast do đó kiểm soát tình trạng viêm da cũng như giảm mức độ tăng sắc tố sau viêm (PIE và PIH)
Giảm hiện tượng giãn mạch máu bên dưới vùng nám:
Axit tranexamic cũng là “chất chống tạo mạch”. Điều đó có nghĩa là nó làm giảm số lượng mạch máu được sản xuất. Điều này rất quan trọng vì các mạch máu sẽ thực sự nuôi tế bào hắc tố; đồng thời, sự tăng hình thành mạch có thể làm tăng sản xuất các nhân tố tăng trưởng nội mô mạch máu VEGF- là một yếu tố kích hoạt hình thành nám mảng rất phổ biến ở những làn da mỏng, nhạy cảm hoặc tổn thương sau khi sử dụng kem lột tẩy có chứa corticoid.
Cách sử dụng Tranexamic Acid để điều trị nám
Tranexamic Acid được sử dụng qua 3 cách: uống, tiêm và bôi thoa
Sử dụng Tranexamic Acid qua đường uống:
Từ 1979 đến nay đã có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng Tranxenamic acid đường uống trong hỗ trợ điều trị Nám. Các nghiên cứu trước đây dùng liều cao, tuy nhiên, 3 nghiên cứu gần đây vào các năm 2014, 2016 đều dùng liều từ 250mg, ngày 2 lần, với thời gian điều trị từ 4-6 tháng.
Tuy nhiên, do Tranexamic acid cần được sử dụng thận trọng khi dùng kèm với estrogen vì có thể gây huyết khối nhiều hơn (thông tin kê toa và trong brochure transamin 500mg), trong khi đó thời gian sử dụng tranexamic acid trong điều trị nám thường lâu (từ 2 tháng trở lên). Nên nếu bệnh nhân đang sử dụng các thuốc tránh thai thì bác sĩ nên khuyên bệnh nhân lựa chọn các biện pháp tránh thai khác (không dùng nội tiết tố).
Liều lượng khuyên dùng với đường uống Tranexamic Acid: 250mg-750mg/ngày – Lưu ý theo chỉ định bác sĩ
Sử dụng Tranexamic Acid qua đường tiêm:
Tiêm TXA: 4-10mg/ml. Áp dụng theo chỉ định bác sĩ
Sử dụng Tranexamic Acid qua đường bôi thoa:
Nồng độ TXA thoa bôi: 2-3-5%. Áp dụng rộng rãi bằng các sản phẩm Dược mỹ phẩm bôi thoa.
Lưu ý khi sử dụng Tranexamic Acid
Các sản phẩm bôi thoa có chứa Tranexamic Acid được dùng phối hợp với nhiều thủ thuật như lăn kim, meso, có tác dụng chống lão hóa và giảm sắc tố. Đặc biệt đối với những nghiên cứu về việc kết hợp laser với bôi Tranexamic Acid giúp mở ra hướng mới trong việc cải thiện nám. Tuy nhiên, trở ngại làm hạn chế sử dụng Tranexamic Acid đường uống là nguy cơ xuất hiện huyết khối tĩnh mạch khi dùng kéo dài, do đó cần sự chỉ định và kiểm soát của Bác sĩ. Còn việc bôi thoa hoặc tiêm là những cách thức an toàn, giúp giảm nguy cơ tăng sắc tố đến 90-95% trong phác đồ điều trị Nám hiện đại.
Tham vấn Y Khoa:
Giảng viên Nguyễn Thị Tuyết Nhung – trường CĐ Công nghệ Y Dược Việt Nam.
Giảng viên Nguyễn Thị Tuyết Nhung là chuyên gia Da liễu – Thẩm mỹ cao cấp đã có thời gian tu nghiệp tại Đức và hơn 10 năm kinh nghiệm ở vị trí Giám đốc Chuyên môn trong lĩnh vực dược mỹ phẩm.
© Bản quyền nội dung thuộc về website bsdalieu.vn
Mọi thông tin sao chép từ website này đều phải ghi rõ nguồn https://bsdalieu.vn/
Discussion about this post