Giãn mạch máu là hiện tượng phình giãn các mao mạch (mạch máu nhỏ) và các tĩnh mạch ngoại biên; xuất hiện trạng trái đỏ da hình mạng nhện li ti. Đây là tình trạng thường gặp ở các làn da mỏng, yếu, à độ đàn hồi thành mạch kém.
Giãn mao mạch thường xuất hiện ở vùng mũi, má, hai bên thái dương, trước xương hàm, dưới má,… Một số vùng mạch máu bị giãn và ngoằn ngoèo như mắt cá chân, sau cẳng chân, mặt sau ngoài đùi, bắp chân,… thì được gọi là bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới, suy giãn tĩnh mạch có thể sâu hoặc nông.
Mục Lục
Nguyên nhân dẫn đến giãn mạch máu
Cơ địa: Yếu bẩm sinh của thành mạch máu, rối loạn nội tiết & lão hóa da
Bệnh giãn mao mạch có tính chất di truyền do cấu trúc thượng bì mỏng và hệ thống mạch yếu (thiếu vitamin); dễ vỡ bầm khi va chạm. Bên cạnh đó, thay đổi nội tiết tố cũng dẫn đến một sự thay đổi lớn khiến cơ thể chưa kịp thích ứng, hoặc kết hợp với lão hóa da cũng là một yếu tố khiến da mỏng hơn và tình trạng giãn tĩnh mạch ngày càng trầm trọng hơn, có thể xuất hiện trên chân, tay, mặt.
Tình trạng đỏ da do giãn mạch Rosacea cũng là một bệnh lý mãn tính khiến các tĩnh mạch trên mặt bạn trở nên to hơn, gây hiện tượng đỏ da thường xuyên.
Sử dụng thuốc hoặc mỹ phẩm
Những loại mỹ phẩm có chứa corticosteroids, acid, các thành phần tẩy tế bào chết nồng độ cao là một trong những thủ phạm lớn gây suy giảm tế bào, làm mỏng da, xuất hiện mạch máu li ti dưới bề mặt da.
Việc uống rượu bia, các chất kích thích là tăng tuần hoàn da quá mức cũng là một trong những biểu hiện của việc giãn mao mạch dưới da. Thường xuyên uống rượu có thể làm cho mạch máu giãn ra hoặc bị phá vỡ.
Tình trạng giãn mao mạch, đặc biệt là ở vùng mặt là hiện tượng khá phổ biến. Tình trạng này dù không nguy hiểm cho sức khỏe nhưng lại làm mất thẩm mỹ làn da, vì hay dẫn tới tình trạng đỏ mặt (như rosacea), dễ kích ứng và tăng sắc tố khi đi nắng.
Các thành phần gia cố thành mạch máu & phục hồi da
- Vitamin U (S-methylmethionine): Được sử dụng để tăng cường cơ chế sửa chữa tổn thương viêm đỏ và ức chế hoạt động của enzyme collagenase gây phá hủy thành mạch. Sử dụng Vitamin U qua đường bôi thoa sẽ giúp giảm đỏ da, ức chế viêm & làm dịu da
- Vitamin K: Cơ chế tác động của vitamin K là chống hiện tượng canxi hóa thành mạch, tăng cường lưu thông máu giúp giảm hiện tượng tụ máu bầm (sau phẫu thuật, tiêm cấy hoặc chấn thương); bảo vệ thành mạch khỏe; cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch & mao mạch. Vitamin K được sử dụng cả đường thoa và uống (K2 và K3)
- Tranexamic acid: Ức chế hoạt hóa plasmin (nhân tố làm tan cục máu đông) bằng cách ngăn chặn sự kết dính của plasminogen với tế bào sừng (khi tia UV kích hoạt), dẫn đến giảm hoạt động kích thích chuyển hóa tyrosine kinase của tế bào hắc tố, làm giảm các tín hiệu trung gian kích hoạt vào Tế bào sắc tố Melanocyte. Đây là hoạt chất có thể sử dụng cả 3 đường thoa, tiêm và uống để làm đông máu, giảm đỏ và giảm tình trạng hình thành mao mạch mới.
- Vitamin B12: Vitamin B12 giúp lưu thông tuần hoàn máu, nuôi dưỡng làm dày & bảo vệ hàng rào bảo vệ da. Vitamin B12 sử dụng được qua đường thoa và uống.
- Vitamin C: Vitamin C được sử dụng qua đường uống và thoa (có thể kết hợp với Vitamin E) để làm khỏe thành mạch máu, tăng sinh cấu trúc da
- Growth Factor & Peptide: Cung cấp nguồn tín hiệu và nguyên liệu tăng trưởng mô da; giúp da dày khỏe, giảm chấn thương, mau lành; có khả năng tự bảo vệ tốt trước các tác động tiêu cực của môi trường và lão hóa ánh sáng.
Phương pháp điều trị tận gốc “Xóa mạch máu”
Điện đông Electro-coagulation
Đông máu điện là việc loại bỏ các mao mạch bị giãn bằng cách làm đông máu (sự biến đổi chất lỏng thành chất rắn) sử dụng nhiệt tạo ra bởi dòng điện, một dòng điện nhẹ để tạo ra đông máu trong mao mạch bị căng phồng. Sau đó cơ thể sẽ hấp thụ phần mao mạch đã phá hủy. Phương pháp điều trị này được gọi là Lọc mao mạch, được xử lý bằng cách cơ thể hấp thụ và loại bỏ các mao mạch căng phồng, mất thẩm mỹ.
Các loại Laser điều trị giãn mạch
Điều trị bằng laser với các tình trạng giãn mạch như u mạch mạng nhện, giãn mao mạch mặt, tĩnh mạch mạng nhện và giãn tĩnh mạch chân chiếm phần lớn bệnh nhân được khám trong phẫu thuật da liễu thẩm mỹ.
Các thiết bị laser được sử dụng phổ biến nhất cho các phương pháp điều trị này bao gồm kali titanyl phosphate (KTP) 532 nm, laser nhuộm xung 595 nm (PDL), laser alexandrite 755 nm, ánh sáng xung cường độ cao (IPL) và neodymium yttrium- 1064 nm laze nhôm-granat (Nd: YAG. Cơ chế hoạt động của chúng dựa trên lý thuyết về quá trình quang nhiệt có chọn lọc, khi tia laser có thể xuyên qua độ sâu của biểu bì tới với vùng mạch máu mục tiêu. Oxyhemoglobin hấp thụ năng lượng laser và tạo ra nhiệt năng và lan truyền đến các tế bào nội mô mạch máu thông qua cơ chế dẫn truyền, cho phép phá hủy chọn lọc hemoglobin được oxy hóa và khử oxy mà chỉ gây tổn hại tối thiểu đến các mô xung quanh. Do đó, thành mạch máu bị tổn thương và các mạch máu bị giãn trên mặt sẽ được điều trị. Điều này cho phép phá hủy có chọn lọc các tổn thương mạch máu nông với sẹo tối thiểu.
Ngăn ngừa giãn mạch máu như thế nào?
Để hạn chế tình trạng giãn mao mạch trên da, chúng ta nên chăm sóc làn da với đầy đủ các nguồn dưỡng chất làm khỏe hàng rào bảo vệ da, dày thành da, hạn chế lột tẩy da và dùng corticoid. Đồng thời sử dụng các thành phần tăng cường sức bền thành mạch như Vitamin K (thoa + uống); giảm đỏ (Tranexamic); tuần hoàn máu tốt (vitamin B); chống lão hóa (Vitamin E+vitamin C).
Discussion about this post