Làn da của chúng ta được phân chia ra nhiều loại và trong đó da nhạy cảm là loại da dễ kích ứng và khó chăm sóc nhất. Da nhạy cảm phản ứng rất mạnh mẽ trước những tác động và thay đổi của môi trường cũng như bên trong cơ thể. Để có cách chăm sóc và phòng ngừa tình trạng da nhạy cảm, hãy theo dõi bài viết chúng tôi chia sẻ dưới đây để hiểu thêm về loại da đỏng đảnh này nhé.
Mục Lục
I/ Da nhạy cảm là gì
Da nhạy cảm có thể xuất hiện ở mọi vùng trên cơ thể từ da tay, da lưng, da chân, da đầu chứ không phải chỉ ở da mặt như nhiều người lầm tưởng. Da nhạy cảm rất dễ bị kích ứng, mẩn đỏ, căng rát khi chịu sự tác động của các yếu tố bên ngoài như nắng nóng, khói bụi, mỹ phẩm cho đến các thay đổi bên trong cơ thể như thay đổi nội tiết tố, lão hóa…
Những người có làn da nhạy cảm luôn cần phải cẩn trọng trong việc thử sản phẩm chăm sóc da mới hay phải chú ý bảo vệ da khỏi những tác động tiêu cực của môi trường như tia cực tím, khói bụi…
II/ Dấu hiệu nhận biết làn da nhạy cảm
Làn da trở nên nhạy cảm khi chức năng của lớp bảo vệ da bị suy yếu dẫn đến tình trạng da dễ bị tổn thương bởi các nhân tố bên ngoài như vi khuẩn, hóa chất, tia UV, khói bụi ô nhiễm…Những dấu hiệu dưới dây sẽ chứng tỏ làn da của bạn là da nhạy cảm
- Da mỏng, yếu dễ nhìn thấy mạch máu bên dưới da
- Thỉnh thoảng thấy hơi đau rát khi chạm tay vào.
- Vào mùa đông thì da khô nứt nẻ, mùa hè thì tiết nhiều dầu
- Dễ bị mẩn ngứa khi ăn thực phẩm cay nóng hoặc đồ uống có cồn
- Da có thể bị các nốt mẩn đỏ khi đi ngoài trời nắng, hay sau khi sử dụng mỹ phẩm
- Da dễ dàng phản ứng với các loại mỹ phẩm chăm sóc da có thành phần hóa học.
- Da dễ bị mẩn ngứa ngay sau khi tiếp xúc với các loại hóa chất gây kích ứng hoặc các loại vải thô, vải tổng hợp.
- Dễ bị mẩn đỏ và khô da sau khi tiếp xúc với nước nóng hoặc nước quá lạnh.
Da nhạy cảm thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, có thể do liên quan đến việc sử dụng mỹ phẩm và độ tuổi.
III/ Nguyên nhân gây nên tình trạng da nhạy cảm
Nguyên nhân bên trong
- Độ tuổi của da: Tùy thuộc vào độ tuổi của làn da mà da sẽ trở nên nhạy cảm với một số tác động nhất định. Chẳng hạn với làn da trẻ sơ sinh còn mỏng và yếu sẽ trở nên nhạy cảm hơn đối với các ảnh hưởng của chất hóa học, vật lý và vi khuẩn. Ngược lại, khi da bị lão hóa toàn bộ các chất cấu thành da, chức năng của màng hydrolipid và các màng axit bảo vệ bị giảm sút, dẫn đến mất cân bằng pH và gia tăng sự mất nước dẫn đến việc da sẽ nhạy cảm hơn với các sản phẩm có tính kiềm cao như xà phòng.
- Thay đổi nội tiết: Nội tiết tố thay đổi trong quá trình mang thai, kinh nguyệt, dậy thì hay mãn kinh, có thể làm giảm khả năng của hàng rào bảo vệ da. Một số người có thể phải chịu đựng làn da nhạy cảm và kích ứng, cụ thể như những người có làn da khô hay da bị tổn thương, bị bệnh Atopic Dermatitis, mụn và trứng cá đỏ. Các trường hợp trên đều có thể là phản ứng lại với các chất kích thích như nước hoa và chất tạo màu.
- Dị ứng thực phẩm: Việc để cơ thể bị dị ứng với một số loại thực phẩm như đường, bơ sữa, chất phụ gia và trứng nhưng không được chẩn đoán kéo dài và không được điều trị có thể dẫn đến da bị viêm và phát ban.
Nguyên nhân bên ngoài
- Để da tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời hay với các chất ô nhiễm trong không khí
- Cơ thể thường xuyên tiếp xúc với những môi trường có nhiệt độ chênh lệch lớn
- Da tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh
- Rửa mặt với nước rất nóng
- Quần áo và đồ trang sức có chất gây dị ứng
- Các hóa chất trong mỹ phẩm
- Chất tẩy rửa gia dụng
IV/ Cách chăm sóc da nhạy cảm
Cũng giống như làn da khô, da dầu hay da hỗn hợp, làn da nhạy cảm cũng cần được chăm sóc đúng cách. Nhưng việc chăm sóc cho da nhạy cảm lại cần tỉ mỉ hơn nhiều vì đây là một làn da khá khó chiều
Luôn thử các sản phẩm mỹ phẩm trước khi sử dụng
Chúng ta sẽ không thể biết làn da sẽ bị kích ứng với thành phần nào của mỹ phẩm nên trước khi quyết định sử dụng một sản phẩm nào đó, bạn phải nhớ thử sản phẩm trước khi sử dụng. Hãy bôi sản phẩm bạn định sử dụng lên vùng mặt trong cánh tay và xem sau 48h da có phản ứng nào không. Nếu không thì bạn có thể sử dụng sử dụng sản phẩm đó.
Luôn tẩy trang hàng ngày
Tẩy trang là bước làm sạch quan trọng nhất đối với mọi loại da đặc biệt là da nhạy cảm. Tẩy trang không chỉ giúp làm sạch da mà còn giúp da dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất từ các sản phẩm dưỡng da khác. Với da nhạy cảm chúng ta nên sử dụng tẩy trang dạng nước sẽ an toàn hơn dạng dầu.
Da nhạy cảm nên rửa mặt như thế nào?
Mỗi ngày, người có làn da nhạy cảm chỉ được rửa mặt 2 lần bằng các sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ và tăng cường độ ẩm để làm sạch và không bị khô da sau rửa mặt.
Cấp nước và dưỡng ẩm cho da nhạy cảm
Da nhạy cảm sẽ dễ kích ứng, mổi mẩn hơn khi bị thiếu ẩm. Chính vì vậy việc cấp nước và dưỡng ẩm cho da nhạy cảm là điều vô cùng cần thiết để giúp da căng mịn, tươi sáng và tăng khả năng chống lại các tác nhân gây ảnh hưởng đến da từ bên ngoài.
Bạn nên chọn các sản phẩm chăm sóc da nhạy cảm chiết xuất từ thiên nhiên, không có chứa hương liệu, các thành phần chất bảo quản để hạn chế kích ứng với da nhạy cảm.
Sử dụng kem chống nắng hàng ngày
Da nhạy cảm rất hay bị kích ứng khi tiếp xúc lâu dưới ánh nắng gắt. Vì vậy, phải luôn nhớ thoa kem chống nắng có chỉ số SPF phù hợp để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Bạn cũng nên lựa chọn những sản phẩm không chứa cồn, không chứa hương liệu để da nhạy cảm không bị kích ứng khi sử dụng.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Mỗi ngày bạn nên uống đủ 2 lít nước và tăng cường các loại thực phẩm có lợi cho da nhạy cảm như:
- Cân bằng vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, chất béo có lợi, Omega3.
- Các thực phẩm giàu vitamin C giúp ngăn chặn tia tử ngoại rất tốt
- Hạn chế ăn các đồ ăn cay, nóng, đồ hải sản
- Không ăn nhiều các loại gia vị như đường, bột ngọt
- Tăng cường các loại thực phẩm chống viêm như tỏi, gừng, dầu oliu, anh đào chua, rau bina
Các bài viết trên website bacsidalieu chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Discussion about this post